Cúng Rằm tháng Giêng phải nhớ 5 loại quả không được đưa lên ban thờ, chị em đặc biệt lưu tâm!

Cúng Rằm tháng Giêng phải nhớ 5 loại quả không được đưa lên ban thờ, chị em đặc biệt lưu tâm!
4 giờ trướcBài gốc
Rằm tháng Giêng 2025 là ngày nào Dương lịch?
Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày 15/1 Âm lịch hàng năm. Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Tư ngày 12 tháng 2 Dương lịch. Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào giữa tuần, các gia đình không có đủ điều kiện về thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng đúng ngày thì có thể sắp xếp làm lễ cúng trước một vài ngày. Thực tế, có rất nhiều gia đình cúng trước rằm, từ ngày 13 - 14 Âm lịch, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 - 12 Âm lịch.
Những lưu ý khi bày mâm hoa quả cúng ngày Rằm tháng Giêng
Không thờ quả quá chín hoặc hỏng
Hoa quả chín thường có màu sắc tươi tắn và bắt mắt, tuy nhiên nếu đã quá chín hoặc xuất hiện dấu hiệu hư hỏng, nẫu thối, chúng hoàn toàn không phù hợp để dâng lên ban thờ. Bởi hoa quả hỏng dễ thu hút côn trùng như ruồi, muỗi, làm ô uế không gian thờ cúng. Chúng cũng mất đi ý nghĩa tôn nghiêm và thể hiện sự thiếu chỉn chu của gia chủ trong việc chuẩn bị lễ vật. Do đó, hãy chọn hoa quả vừa chín tới, còn độ cứng nhất định, không xuất hiện vết nứt, dập hay nấm mốc. Một số loại quả như táo, lê, cam hay bưởi thường là lựa chọn lý tưởng.
Không thờ hoa quả giả
Trên thị trường hiện nay, hoa quả giả được sản xuất với màu sắc rực rỡ, không bao giờ hư hỏng, nhưng chúng lại không phù hợp để sử dụng trong thờ cúng. Theo quan niệm tâm linh, hoa quả giả không mang năng lượng sống, do đó không thể hiện được lòng thành kính đối với tổ tiên và thần linh. Ngoài ra, theo phong thủy, việc bày hoa quả giả trên ban thờ có thể cản trở tài lộc và vận may của gia đình. Vì vậy, lời khuyên cho các gia chủ, hãy luôn sử dụng hoa quả tươi, ngay cả khi chỉ dâng một số ít, vì điều đó vẫn hơn hẳn việc sử dụng hoa quả giả dù đẹp mắt.
Không thờ các loại quả nhiều gai
Các loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng thường bị hạn chế trong việc sử dụng để thờ cúng. Lý do bởi gai nhọn được cho là biểu tượng của sự xung đột, gây ảnh hưởng đến hòa khí gia đình và sự bình an của các thành viên. Trong phong thủy, những loại quả này mang năng lượng không tốt, có thể làm suy giảm sự cân bằng và bình yên trong không gian thờ cúng. Bạn nên chọn các loại quả có bề mặt nhẵn nhụi, hình dáng tròn đầy như nho, thanh long, hoặc xoài để tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy.
Không thờ các loại quả nặng mùi
Những loại quả có mùi mạnh như sầu riêng, mít, hoặc các loại trái cây ngâm mắm không thích hợp để đặt lên ban thờ. Theo quan niệm truyền thống, ban thờ là nơi thiêng liêng và cần sự thanh tịnh. Những loại quả có mùi nồng gắt có thể làm mất đi sự trang nghiêm cần có. Ngoài ra, hương thơm tự nhiên, nhẹ nhàng từ các loại quả khác thường được xem là mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
Không thờ những loại quả mọc sát đất hoặc có họ với rau
Một số loại quả mọc sát đất hoặc có họ với các loại rau thường không được khuyến khích để thắp hương. Nguyên nhân là bởi các loại quả mọc sát đất như dứa bị cho là mang tính âm, không phù hợp với không gian thờ cúng cần sự trang trọng và thanh cao. Tương tự, các loại quả có họ hàng với rau như dưa chuột, ớt, cà chua, thanh trà, hoặc me thường không được xem là lễ vật mang tính chất biểu trưng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, dứa, ớt vẫn được sử dụng phổ biến trên ban thờ ngày Tết do hình dáng tượng trưng cho sự sum vầy, con cháu đông đúc. Gia chủ nên cân nhắc phong tục vùng miền khi lựa chọn.
* Thông tin bài viết chỉ có tính chất tham khảo
Phương Nghi (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cung-ram-thang-gieng-phai-nho-5-loai-qua-khong-duoc-dua-len-ban-tho-chi-em-dac-biet-luu-tam-172250206145045773.htm