Đa số người EQ thấp phá hỏng các mối quan hệ bằng một thói quen rất thường thấy này

Đa số người EQ thấp phá hỏng các mối quan hệ bằng một thói quen rất thường thấy này
3 giờ trướcBài gốc
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta đều không ai thích bị phản bác, chỉ trích, thế nhưng chúng ta thường hay có thói quen bác bỏ ý kiến của người khác.
Bạn có gặp những người như thế này xung quanh mình không?
Khi xảy ra mâu thuẫn, họ luôn hỏi: "Bạn nghĩ bạn là ai?"
Khi bạn vô tình làm sai, họ lại nói: "Bạn ngốc à".
Khi bạn đưa ra một quyết định, họ sẽ chất vấn: "Tại sao lại phải làm như vậy?".
Những người này luôn tự cao, thường nghi ngờ về mọi người và mọi việc xung quanh.
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường hay có thói quen bác bỏ ý kiến của người khác. Ảnh minh họa
Một người dùng MXH tên Hiểu Hiểu từng kể về người bạn cùng phòng của mình, rất khó để nói chuyện một cách bình thường, vì mọi câu nói đều đầy mỉa mai và phản bác.
Một lần, Hiểu Hiểu đang ôn tập ở thư viện và gặp phải một đề bài khó, đã nhắn tin nhờ bạn cùng phòng giúp đỡ. Bạn cùng phòng lập tức trả lời: "Cái này mà cậu cũng không biết à?"
Hiểu Hiểu muốn thu hồi ngay tin nhắn. May mắn thay, sau đó bạn cùng phòng đã gửi lời giải giúp Hiểu Hiểu hiểu ra vấn đề.
Nhưng khi Hiểu Hiểu vừa gửi lời cảm ơn, bạn cùng phòng lại nhắn: "Bạn thật sự hiểu không? Đừng không hiểu mà cố tỏ ra hiểu". Cảm giác biết ơn trong lòng Hiểu Hiểu ngay lập tức bị dập tắt, chỉ còn lại sự khó chịu và chán ghét.
Một lần khác, người bạn cùng phòng nhờ Hiểu Hiểu giúp đỡ, nhưng lúc đó Hiểu Hiểu bận không thể làm ngay, nên nói đợi một chút. Không ngờ vừa nói xong, bạn cùng phòng đã nói: "Gọi bạn giúp mà còn phải chờ, bạn thật không nhiệt tình".
Vì những điều như vậy, Hiểu Hiểu rất ít khi qua lại với bạn cùng phòng, sau khi tốt nghiệp thậm chí còn không muốn gặp lại.
Một MC nổi tiếng từng nói: "Mọi cảm giác tự cao, kiêu ngạo đều đến từ sự thiếu hiểu biết và thiếu lòng trắc ẩn".
Khi có thói quen nghi ngờ và phản bác người khác để tự nâng mình lên, xây dựng cảm giác ưu việt bằng cách phủ nhận người khác, bạn sẽ bị sự kiêu ngạo che mắt, khó có thể phát triển hơn được. Nghi ngờ người khác chỉ hạ thấp bản thân, mỗi câu phản bác của bạn sẽ khiến người khác càng thêm khó chịu đối với bạn.
Khi bạn đã quen với việc phản bác lại người khác, bạn sẽ nhận ra rằng những người chủ động giao tiếp với bạn sẽ ngày càng ít và bạn cũng sẽ không vui vẻ khi nói chuyện với người khác.
Đôi khi, chỉ một lời nói không suy nghĩ, một biểu cảm thôi, cũng có thể khiến người khác để lại ấn tượng xấu, thậm chí có thể bỏ lỡ cơ hội. Ảnh minh họa
Một nhà văn từng nói: "Cái gọi là EQ cao, chưa bao giờ đơn giản chỉ là biết nói chuyện, mà còn là biết khi nào nên im lặng, giữ lại những gì mình đã nhìn thấu, bảo vệ thể diện của người khác."
Người có EQ cao thường biết rõ điều gì nên nói, điều gì không.
Người EQ cao không chỉ tập trung vào bản thân mình
Người có EQ cao sẽ không nói chuyện chỉ tập trung vào chính mình. Mọi người đều đánh giá cao việc được thừa nhận về điều gì đó họ đã làm tốt và tự hào.
Làm điều này với sự chân thành sẽ đảm bảo bạn được ghi nhớ theo hướng tích cực. Điều này còn khiến mọi người đánh giá cao bạn.
Người EQ cao không áp đặt ý kiến của mình lên người khác
Khi bạn tranh cãi với ai đó hoặc khiến người khác cảm thấy bị ép buộc, họ sẽ tự nhiên dựng những rào phòng thủ với bạn. Điều này sẽ đi ngược lại những nỗ lực thuyết phục của bạn. Bạn hãy để họ nói trong khi bạn chủ động lắng nghe.
Người EQ cao tránh xa những trò đùa xúc phạm hoặc vô vị
Họ không hùa theo những trò đùa xúc phạm, chuyện vô thưởng vô phạt vì lãng phí thời gian và biến họ thành người thiếu tinh tế, nhạy cảm.
Người EQ cao không đùn đẩy trách nhiệm
Người EQ cao sẽ không đùn đẩy hay bỏ qua vấn đề mà họ có thể giải quyết với lý do "ngoài nhiệm vụ được giao".
Họ luôn sẵn lòng chia sẻ thời gian và kiến thức của mình cho người cần, đồng thời coi bản thân là một phần của tập thể và tìm mọi cách để đóng góp công sức cho tổ chức.
Người EQ cao không nói những lời gay gắt
Cổ nhân có câu: "Nói lời hay với người, ấm áp hơn vải dày; dùng lời để tổn thương người, như ngọn giáo đâm sâu chảy máu".
Không biết từ bao giờ, chúng ta luôn có thói quen dành những lời nói cộc lốc, bén nhọn nhất cho những người thân thiết nhất của mình.
Có thể chúng ta hiểu quá rõ điểm yếu của họ, hoặc có thể chúng ta biết rằng họ có lòng khoan dung gần như vô hạn đối với chúng ta. Song cũng bởi vì quan hệ thân thiết mà lời nói cay độc để lại vết thương sâu nhất.
Đừng xem nhẹ sự bao dung của người thân thiết xung quanh, bởi lẽ nếu không còn chúng nữa, bạn mới nhận ra bản thân cô độc thế nào trên thế giới này.
Người EQ cao thể hiện ngôn từ chừng mực
"Một lời nói tốt, sưởi ấm ba mùa đông; một chữ châm chọc, lạnh sáu tháng liền".
Ngày nay, nhiều người lấy sự trung thực và thẳng thắn làm cái cớ để nói chuyện cởi mở, nhưng họ không biết cái gọi là "thẳng thắn" này có thể gây ra bao nhiêu rắc rối.
Ôn Đình Quân, một nhà thơ thời nhà Đường ở Trung Quốc, có trí óc nhanh nhạy và tài văn chương hơn người. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông không hề suôn sẻ. Điều này không thể tách rời khỏi sự thẳng thắn quá mức trong cách giao tiếp của ông.
Ôn Đình Quân ỷ vào tài năng, học được nhiều điều, ăn nói thô lỗ không biết chừng mực trước người quyền cao chức trọng hơn mình.
Lệnh Hồ Đào lúc đó đang là tể tướng, đánh giá cao tài năng văn chương, tuy biết Ôn Đình Quân là người kiêu ngạo nhưng cũng thường xuyên mời ông vào dinh để bàn chuyện.
Một lần, Lệnh Hồ Đào hỏi Ôn Đình Quân về nguồn gốc của một tập thơ. Chuyện không có gì xảy ra khi Ôn Đình Quân nói vị tể tướng rằng nên trau dồi sự hiểu biết về văn chương trong những lúc rảnh rỗi.
Sự thẳng thắn của Ôn Đình Quân khiến tể tướng vô cùng xấu hổ vì gần như bị chê trách bởi "tài năng ít ỏi, kiến thức nông cạn".
Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ trong hàng tá tình huống EQ thấp khiến Ôn Đình Quân không thể tiến xa hơn trong quan trường.
Nếu không biết sự chừng mực trong ăn nói thì dù có tài hùng biện, ăn nói lưu loát, học tài hiểu rộng đến mức nào, sớm muộn cũng gặp họa.
Như Ca (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/da-so-nguoi-eq-thap-pha-hong-cac-moi-quan-he-bang-mot-thoi-quen-rat-thuong-thay-nay-172240923152412078.htm