Đặc điểm của cha mẹ độc hại và cách ứng phó

Đặc điểm của cha mẹ độc hại và cách ứng phó
5 giờ trướcBài gốc
Cha mẹ độc hại có thể bạo hành tinh thần và thể chất, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của con cái. (Ảnh: ITN).
Đối mặt với bất kỳ mối quan hệ độc hại nào trong cuộc sống đều khiến bạn khó chịu, nhưng khi sự độc hại đến từ cha mẹ, bạn có thể đau đớn đến mức không chịu đựng được.
Nhận biết các dấu hiệu của hành vi độc hại và học cách đối phó với cha mẹ độc hại là điều có thể thực hiện được - và rất quan trọng - nếu bạn hy vọng phá vỡ mô hình lạm dụng tinh thần, thể chất và cảm xúc từ phía họ.
Khi tìm hiểu các kiểu cha mẹ độc hại khác nhau, bạn sẽ bắt đầu thấy tác động mà hành vi độc hại của họ đã gây ra cho bạn và quan trọng hơn, bạn sẽ hiểu rằng mình không đáng bị họ lạm dụng tình cảm.
Thuật ngữ “cha mẹ độc hại” bao gồm một loạt các hành vi có hại, tất cả đều nhằm mục đích làm suy yếu ý thức về giá trị bản thân, sự ổn định và sức khỏe tinh thần tổng thể của đứa trẻ.
Người cha hoặc người mẹ độc hại thường kiểm soát, đòi hỏi và cư xử quá khắc nghiệt với con, khiến đứa trẻ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài khi trưởng thành.
Đặc điểm độc hại của cha mẹ bao gồm những hành vi đáng lo ngại sâu sắc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ ở mọi lứa tuổi. Độc tính có thể bị đánh lừa vì không phải lúc nào nó cũng liên quan đến sự lạm dụng rõ ràng và công khai.
Nhưng thái độ, hành động và hành vi nhỏ của một người độc hại có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ độc hại thường dùng lời nói coi thường, thao túng cảm xúc hoặc đe dọa thể xác để kiểm soát con cái.
Học cách đối phó với những bậc cha mẹ độc hại không phải là điều dễ dàng. Áp dụng những lời khuyên của chuyên gia dưới đây, bạn có thể hạn chế được sự ảnh hưởng không tốt từ chính cha mẹ mình.
1. Đặt ra ranh giới
Việc đặt ra ranh giới với cha mẹ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi họ thể hiện những hành vi độc hại.
Đặt ra ranh giới không chỉ gói gọn trong việc nói với cha mẹ cách bạn mong đợi được đối xử. Bạn cũng cần đảm bảo rằng ranh giới của mình được tôn trọng. Nếu cha mẹ không tôn trọng điều đó, hậu quả tất yếu sẽ xảy ra.
2. Tôn trọng cảm xúc của mình
Cha mẹ độc hại có xu hướng cố gắng khiến bạn tin rằng cảm xúc của bạn là thứ không có giá trị. Nhưng hãy tin tưởng rằng cảm xúc của bạn được cần phải được tôn trọng. Bạn cũng giống như tất cả mọi người - có quyền được tôn trọng và lắng nghe.
3. Hãy thực tế và tránh những kỳ vọng không lành mạnh
Cha mẹ độc hại thường dùng lời nói coi thường, thao túng cảm xúc hoặc đe dọa thể xác để kiểm soát con cái. (Ảnh: ITN).
Những kỳ vọng không lành mạnh sẽ dẫn đến thất vọng. Hãy thực tế về mối quan hệ của bạn và cố gắng tìm cách thay đổi bản thân thay vì thay đổi người khác.
4. Lưu tâm những gì chia sẻ với cha mẹ
Nếu bạn hy vọng duy trì mối quan hệ với cha mẹ độc hại, bạn nên thận trọng với những gì bạn chia sẻ với họ.
Hãy nhớ rằng cha mẹ độc hại sử dụng hành vi thao túng cảm xúc để kiểm soát con cái. Do đó, sự cảnh giác có thể bảo vệ bạn khỏi bị tổn thương thêm.
5. Tìm hệ thống hỗ trợ
Ngay cả khi cha mẹ không thể dành cho bạn tình yêu thương và sự hỗ trợ mà bạn cần, thì bạn cần tìm thấy điều này ở đâu đó trong cuộc sống.
Việc nuôi dưỡng một hệ thống hỗ trợ vững chắc có thể mang lại sự dịu dàng mà cha mẹ bạn không thể có được. Hệ thống hỗ trợ đến từ họ hàng, bạn bè hoặc hàng xóm cũng mang lại cho bạn sự trấn an và cảm giác được yêu thương.
6. Thực hành thói quen tự chăm sóc bản thân
Tự chăm sóc là một hành động bạn có thể thực hiện ngay lúc này để bảo vệ và duy trì sức sống của chính mình.
Tự chăm sóc bản thân thông qua thiền, viết nhật ký, đi bộ, đọc sách, vẽ tranh, nấu ăn hoặc làm bất cứ điều gì nuôi dưỡng tâm hồn, đều giúp trẻ hóa và tái tạo năng lượng cho đời sống tinh thần của bạn.
Theo talkspace.com
Thủy Kiều
Nguồn GD&TĐ : https://giaoducthoidai.vn/dac-diem-cua-cha-me-doc-hai-va-cach-ung-pho-post700987.html