Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ban hành Thông báo số 3720/TB-ĐHQGHN về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn xét tuyển) đại học chính quy năm 2025 của ĐHQGHN. Cụ thể, với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm sàn là 19 điểm (thang điểm 30, chưa nhân hệ số, đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, nếu có).
Thí sinh trao đổi với tư vấn viên tại ngày hội tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN (Ảnh: Fanpage nhà trường).
Đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐHQGHN tổ chức, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cũng được quy đổi tương đương sang thang điểm 30 và ấn định ở mức 19 điểm, tương tự như phương thức dùng kết quả thi THPT.
Với các phương thức xét tuyển khác, Hội đồng tuyển sinh của từng đơn vị trực thuộc có trách nhiệm quy đổi điểm tương đương và công bố công khai theo đúng quy định, hướng dẫn của ĐHQGHN và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT).
Căn cứ vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT quy định (đặc biệt với nhóm ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề), các đơn vị thành viên sẽ ra thông báo cụ thể mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo ngành/chương trình đào tạo.
Cập nhật tổ hợp thi và xét tuyển đại học theo chương trình mới
Loạt trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực năm 2025
Mức điểm này tối thiểu phải bằng điểm sàn của ĐHQGHN và phải được báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh trước ngày 21/7, đồng thời công bố rộng rãi trên cổng thông tin của trường và trên hệ thống tuyển sinh của Bộ.
Hội đồng tuyển sinh của các đơn vị đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, công bố kết quả xét tuyển, đảm bảo công khai, minh bạch và tuân thủ nghiêm túc quy chế của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN.
Điểm sàn là căn cứ giúp các trường lọc thí sinh đủ điều kiện xét tuyển, đồng thời hỗ trợ thí sinh và phụ huynh trong việc xác định tổ hợp xét tuyển và ngành học phù hợp. Việc duy trì mức điểm sàn hợp lý, không quá thấp, tiếp tục là định hướng nhất quán của ĐHQGHN nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào, uy tín đào tạo và thương hiệu của đại học trọng điểm quốc gia theo chuẩn quốc tế.
Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn đại học chính quy năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội để làm căn cứ đăng ký nguyện vọng.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Mã trường QHT).
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Mã trường QHT).
Điểm chuẩn được xác định là tổng điểm của ba bài thi (theo tổ hợp xét tuyển tương ứng), cộng với điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có). Mức điểm này áp dụng chung cho tất cả tổ hợp xét tuyển của một ngành.
Riêng với bốn ngành: Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu, điểm chuẩn được tính theo thang điểm 40, bao gồm: môn Toán nhân hệ số 2, cộng với hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển, và cộng thêm điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi đã quy đổi về thang điểm 40.
Trường Đại học Công nghệ (Mã trường QHI).
Trường Đại học Ngoại ngữ (Mã trường QHF).
Điểm trúng tuyển được xác định là tổng điểm của ba bài thi trong tổ hợp xét tuyển, trong đó môn Ngoại ngữ tính hệ số 2, cộng với điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có). Mỗi ngành chỉ áp dụng một mức điểm trúng tuyển chung, không phân biệt giữa các tổ hợp xét tuyển khác nhau.
Với các thí sinh đạt tổng điểm từ 30,0 điểm trở lên (theo thang 40), điểm ưu tiên sẽ được tính theo công thức: điểm ưu tiên (thang 40) = [(40 - tổng điểm đạt được) / 10] x mức điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng.
Từ đó, điểm xét tuyển được xác định theo công thức: điểm xét tuyển = môn 1 + môn 2 + (môn Ngoại ngữ × 2) + [(điểm ưu tiên (thang 40) / 3) × 4].
Trường Quản trị và Kinh doanh (Mã trường QHD).
Ghi chú: Điểm trúng tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực.
Trường Đại học Kinh tế (Mã trường QHE).
Phượng Nguyễn