Đakrông vượt khó xây dựng nông thôn mới

Đakrông vượt khó xây dựng nông thôn mới
7 giờ trướcBài gốc
Lực lượng Công an huyện Đakrông tham gia ngày công xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần xây dựng nông thôn mới - Ảnh: LÊ MINH
Với điều kiện tự nhiên địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất sản xuất ít, giao thông cách trở, khí hậu khắc nghiệt và điều kiện xã hội lại càng khó khăn hơn với phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đa phần là hộ nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu làm cho nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương càng khó khăn hơn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Lê Đại Lợi cho biết: “Trong điều kiện khó khăn như vậy, lãnh đạo huyện quyết tâm, nỗ lực cao xây dựng NTM nhằm làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, mang đến cho người dân địa phương đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao hơn. Điều đó đã cổ vũ tinh thần người dân trong việc chung tay, vượt khó thực hiện”.
Để xây dựng NTM, Đakrông đã tranh thủ và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Trong giai đoạn 2021-2024, huyện đã phân bổ nguồn vốn từ 3 chương trình MTQG với kinh phí 451,065 tỉ đồng tập trung đầu tư cho hạ tầng giao thông 176,614 tỉ đồng, hạ tầng giáo dục 103,402 tỉ đồng, xây dựng các thiết chế văn hóa 56,413 tỉ đồng. Bên cạnh đó, huy động các nguồn vốn sự nghiệp 261,68 tỉ đồng hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống người dân.
Biến khó khăn thành lợi thế, huyện Đakrông triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay đã có 3 sản phẩm tham gia chương trình gồm: chuối lùn Tà Rụt, dưa hấu Mò Ó, rượu men lá Ba Nang. Ngoài ra có 7 sản phẩm khác được phân hạng 3 - 4 sao. Lĩnh vực du lịch cộng đồng, tiến hành lập danh sách 8 hạng mục đề nghị tư vấn khảo sát xây dựng kế hoạch hoàn thiện sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng đầu tư các điểm du lịch cộng đồng thác Ba Vòi, xã Hướng Hiệp; khu du lịch nước nóng Klu xã Đakrông và du lịch trải nghiệm xã Tà Long.
Đặc biệt, đã triển khai chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh. Toàn huyện đến nay đã thành lập được 13 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và 71 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn gồm 532 thành viên tham gia với nòng cốt là đoàn thanh niên. Các tổ công nghệ số cộng đồng đều thành lập nhóm zalo, hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân.
Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản như: định danh cá nhân điện tử, bảo hiểm xã hội, sổ sức khỏe điện tử, tài khoản mobile money, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, quốc gia, để tương tác với chính quyền và tạo nhóm mạng xã hội để hỗ trợ, tương tác, hướng dẫn thường xuyên.
Các xã trên địa bàn huyện tập trung xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM tại thôn, bản về vệ sinh đường, làng ngõ xóm; xây dựng các đường “Tự quản” của các hội; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, qua đó phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống.
Phối hợp với các đoàn thể, ban, ngành, đơn vị vận động, tuyên truyền giảm tỉ lệ hội viên sinh con thứ 3 trở lên; giảm thiểu tình trạng tảo hôn; tuyên truyền, vận động tăng gia đình hội viên xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần vun đắp các giá trị của gia đình Việt Nam”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự”, đã góp phần xây dựng nông thôn miền núi Đakrông ngày càng khởi sắc, an toàn.
Thôn Phú Thành, xã Mò Ó về đích NTM vào tháng 8/2024. Trưởng thôn Phú Thành Trần Thanh Hùng cho biết, sau nhiều năm thực hiện, địa phương đạt 14/14 tiêu chí, đạt chuẩn NTM thuộc xã đặc biệt khó khăn năm 2023.
Toàn thôn có 100% hộ gia đình sử dụng điện thắp sáng và có phương tiện nghe nhìn; 100% hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế; 100% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; có 3 hộ sản xuất tiêu biểu; vận động 100% học sinh trong độ tuổi đến trường, không có học sinh bỏ học. Đến nay, thu nhp bình quân của thôn đạt 27,5 triu đng/người/năm; dự kiến đến cuối năm 2024, không còn hộ nghèo. Toàn thôn có 36 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, chủ yếu trong các lĩnh vực, thương mại, dịch vụ. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng lên.
Sau nhiều năm nỗ lực vượt khó, toàn huyện Đakrông đã đạt 144 tiêu chí với 408 chỉ tiêu; bình quân đạt chuẩn 12 tiêu chí/xã, dự kiến đến cuối năm 2024 đạt 161 tiêu chí với 468 chỉ tiêu.
Ông Lê Đại Lợi cho rằng, để xây dựng NTM thành công, địa phương tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp chung tay thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn, tinh thần chủ động, sáng tạo, tự giác, tự lực, đoàn kết và hợp tác trong xây dựng NTM với nguyên tắc “Cơ cấu lại nền nông nghiệp là động lực, NTM là nền tảng, nông dân là chủ thể”.
Điều chỉnh quy hoạch xây dựng các vùng trên địa bàn huyện đáp ứng những yêu cầu về xây dựng NTM mới. Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; phát huy có hiệu quả lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng KT-XH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất và hợp tác xã, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Tranh thủ, kêu gọi các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế, nhằm sớm đưa Đakrông về đích NTM.
Lê Minh
Nguồn Quảng Trị : http://www.baoquangtri.vn/dakrong-vuot-kho-xay-dung-nong-thon-moi-190009.htm