Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo
19 giờ trướcBài gốc
Người dân có thể làm hộ chiếu (passport) ở đâu?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cơ quan làm thủ tục cấp hộ chiếu bao gồm:
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi;
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Dưới đây là địa chỉ nơi làm hộ chiếu (passport) tại các tỉnh/thành trên cả nước:
Người dân có thể đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi thuận lợi để làm hộ chiếu. Ảnh minh họa: TL
Làm hộ chiếu mất bao lâu?
Theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời gian làm hộ chiếu trực tiếp được quy định:
Hộ chiếu phổ thông:
Nếu nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: Thời gian xử lý không quá 08 ngày làm việc
Nếu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: Thời gian xử lý không quá 05 ngày làm việc
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ:
Gia hạn hộ chiếu không quá 02 ngày làm việc khi nộp tại Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ.
Kết quả gia hạn hộ chiếu ngoại giao, công vụ ở nước ngoài được trả trong vòng 05 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Làm hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 25/2021/TT-BTC, bổ sung tại Thông tư 63/2023/TT-BTC, mức chi phí làm hộ chiếu trực tiếp được quy định:
Cấp mới: 200.000 VND/lần.
Cấp lại do hỏng hoặc mất: 400.000 VND/lần.
Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 100.000 VND/lần.
Làm hộ chiếu người dân cần lưu ý gì?
Để hạn chế tối đa những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm hộ chiếu, dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự; người chưa đủ 14 tuổi là những người không đủ nhận thức và khả năng để tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của mình một cách độc lập nên phải có người khác làm thay.
Trẻ em dưới 9 tuổi có thể làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với bố mẹ.
Khi khai đơn xin cấp hộ chiếu cần khai chính xác và trung thực, trên tờ khai dán ảnh phải có dấu giáp lai.
Hộ chiếu phổ thông đã bị hủy giá trị sử dụng do bị mất ở trong nước, sau khi tìm lại còn nguyên vẹn và có thị thực do nước ngoài cấp còn thời hạn thì được xem xét khôi phục.
Mỗi loại hộ chiếu sẽ được tiếp nhận xử lý bởi các cơ quan khác nhau. Vì vậy cần tìm hiểu rõ đơn vị tiếp nhận cho trường hợp của mình.
L.Vũ (th)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/danh-sach-dia-chi-uy-tin-lam-ho-chieu-passport-truc-tiep-tai-63-tinh-thanh-tren-ca-nuoc-nguoi-dan-nen-tham-khao-172250403162953423.htm