Hòn Hải còn gọi Hòn Khám, cách đảo Phú Quý 38 hải lý về Đông Nam. Đảo Hòn Hải cũng là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam, đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy của nước ta ở vùng Nam biển Đông.
Hòn Hải có cấu tạo địa hình, địa chất rất phức tạp. Với chiều dài khoảng 900m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất khoảng 115m tính từ mặt biển, có vách đá dựng đứng cao hơn 100m, vì thế Hòn Hải như một khối đá khổng lồ nhô lên giữa biển.
Dưới chân đảo có căn nhà bê tông – nơi làm việc của cán bộ, nhân viên đảm bảo an toàn hàng hải. Cũng tại vị trí này, ngay phía trên là cột mốc chủ quyền Việt Nam. Việc tiếp cận đảo thường xuyên gặp nhiều khó khăn do sóng biển đánh rất mạnh, bất ngờ, kể cả mùa biển êm, phía dưới có đá ngầm rất nguy hiểm. Khi đặt chân đến đảo, để lên được bề mặt của đảo phải đi theo một đường hầm có độ dốc cắt mặt trong lòng đảo với chiều dài khoảng 170m.
Ngoài nhà làm việc của cán bộ, nhân viên đảm bảo an toàn hàng hải, trên đảo hiện nay có ngọn hải đăng Hòn Hải, cột mốc A6, sân đỗ trực thăng.
Đảo Hòn Hải nhìn từ trên cao.
Đảo Hòn Hải nhìn từ biển.
Cột mốc chủ quyền trên đảo Hòn Hải.
Đảo có cấu trúc vách đá dựng đứng.
Nhà làm việc dưới chân đảo.
Những người lính biên phòng vận chuyển quà từ đất liền lên đảo.
Đường hầm trong lòng đảo.
Trước đây, khi xây dựng công trình trên bề mặt đảo, những người lính công binh phải đóng cọc sắt vào đá để leo lên. Hiện, những cột sắt này vẫn còn tồn tại trên vách đá dựng đứng.
Đường bê tông di chuyển lên bề mặt đảo để đến ngọn hải đăng và điểm A6.
Ngọn hải đăng Hòn Hải và điểm A6 - nơi có vị trí cao nhất trên đảo.
Hệ thống năng lượng mặt trời trên đảo.
Xung quanh đảo có tàu thuyền tỉnh ta đang đánh bắt hải sản.
Vào những dịp đặc biệt, đảo sẽ đón các đoàn ra thăm bằng trực thăng.
Phía xa bãi đáp trực thăng là điểm xa nhất nhìn từ đỉnh cao nhất của đảo.
LÊ PHÚC