Tại các Vương quốc Phật giáo như Thái Lan, Campuchia và Sri Lanka, những người theo đạo Phật nhìn thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và đất nước của họ, cũng như các tín đồ Hồi giáo ở Malaysia và Indonesia.
Ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây có thể liên tưởng Phật giáo với chính niệm hoặc thiền định. Tuy nhiên, ở những nơi khác trên thế giới, Phật giáo không chỉ là một lý thuyết chính của tâm lý sinh lý - mà còn là một phần cốt lõi của bản sắc dân tộc.
Tại các Vương quốc Phật giáo Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan -những quốc gia có ít nhất 70% người lớn theo đạo Phật - hơn chín trong số mười người là phật tử cho biết việc theo đạo Phật là điều quan trọng để thực sự trở thành một phần của quốc gia họ, theo khảo sát năm 2022 của Trung tâm nghiên cứu Pew tại 6 quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á.
Ví dụ, 95% Phật tử Sri Lanka cho rằng việc trở thành phật tử là điều quan trọng để thực sự trở thành người công dân Sri Lanka - bao gồm 87% nói rằng Phật giáo rất quan trọng để thực sự trở thành người công dân Sri Lanka.
Ảnh:pewresearch.org
Mặc dù về mặt tôn giáo hầu hết nhân dân ở những quốc gia này đều tự nhận mình là phật tử, nhưng có sự đồng thuận rộng rãi rằng Phật giáo không chỉ là một tôn giáo.(1) Phần lớn phật tử ở Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan không chỉ mô tả đạo Phật là “một tôn giáo mà người ta chọn để theo” mà họ còn cho biết Phật giáo là “một nền văn hóa mà người dân là một phần của nó” và “một truyền thống gia đình mà người ta phải tuân theo”.
Hầu hết phật tử ở những quốc gia này cũng coi Phật giáo là “một dân tộc mà người ta sinh ra” - ví dụ, 76% Phật tử Campuchia có quan điểm này.
Ảnh:pewresearch.org
Phật giáo và luật pháp quốc gia ở các nước có đa số dân theo đạo Phật
Trong bản sắc dân tộc, tầm quan trọng của Phật giáo được phản ánh trong sự nổi bật mà luật pháp của cả ba quốc gia dành cho Phật giáo này.
Theo Hiến pháp của Vương quốc Campuchia, đạo Phật là quốc giáo và nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ các tông phái Phật giáo.
Hiến pháp hiện tại của Sri Lanka đảm bảo Phật giáo “ở vị trí hàng đầu” và giao cho Chính phủ trách nhiệm “bảo vệ và phát triển” Phật giáo.
Trong thế kỷ qua, Hiến pháp của Vương quốc Thái Lan đã làm tăng sự vượt trội chính thức của Phật giáo, với Hiến pháp gần đây nhất của Vương quốc Phật giáo này yêu cầu nhà nước “có các biện pháp và cơ chế để ngăn chặn Phật giáo bị phá hoại dưới mọi hình thức”.
Ảnh: pewresearch.org
Theo khảo sát, hầu hết phật tử ở cả 3 Vương quốc Phật giáo này đều ủng hộ việc xây dựng luật pháp quốc gia dựa trên triết lý đạo Phật - một khái niệm rộng bao gồm kiến thức, học thuyết và thực hành bắt nguồn từ giáo lý của đức Phật.
Góc nhìn này gần như được nhất trí trong số những Phật tử Campuchia (96%), trong khi phần lớn Phật tử ở Sri Lanka (80%) và Thái Lan (56%) ủng hộ việc xây dựng luật pháp quốc gia dựa trên những triết lý và thực hành của đức Phật.
Vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong chính trị
Khi được hỏi về vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong đời sống công cộng, một lần nữa Phật tử Campuchia nổi lên là những người có khả năng ủng hộ sự giao thoa giữa tôn giáo và chính phủ nhất.
Ví dụ, 81% Phật tử Campuchia cho rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chính trị, một quan điểm được đưa ra bởi một tỷ lệ nhỏ hơn của Phật tử ở Sri Lanka (66%) và Thái Lan (54%). (Hiến pháp Thái Lan cấm các nhà sư, người mới tu, người khổ luyện tu hành và các chức sắc Phật giáo bỏ phiếu.)
Nhưng ngay cả ở Vương quốc Campuchia, nơi gần như nhất trí ủng hộ việc xây dựng luật pháp quốc gia dựa trên triết lý đạo Phật, không quá một nửa số phật tử cho rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên tham gia các cuộc biểu tình chính trị (50%), nói công khai về các chính trị gia mà họ ủng hộ (47%) hoặc bản thân họ là chính trị gia (45%).
Ảnh: pewresearch.org
Vai trò của Hồi giáo ở Indonesia và Malaysia
Theo một số cách, mối liên hệ của đạo Phật với bản sắc dân tộc ở các quốc gia này song song với vai trò của Hồi giáo ở các quốc gia Hồi giáo lân cận là Indonesia và Malaysia.
Hầu như tất cả tín đồ Hồi giáo ở cả hai quốc gia này đều cho biết rằng việc theo đạo Hồi là điều quan trọng để thực sự trở thành người công dân Indonesia hoặc người công dân Malaysia.
Tín đồ Hồi giáo ở cả hai quốc gia thường mô tả Hồi giáo là một nền văn hóa, truyền thống gia đình hoặc dân tộc - không chỉ là “một tôn giáo mà người ta chọn để theo”.
Ví dụ, 3/4 người Hồi giáo Malaysia cho biết rằng Hồi giáo là “một dân tộc mà người ta sinh ra đã có”.
Ảnh: pewresearch.org
Vào thế kỷ XX, kể từ khi thoát khỏi chế độ thực dân, hai quốc gia này đã đi theo những con đường khác nhau về vai trò của tôn giáo trong chính phủ, nhưng hầu hết người Hồi giáo ở cả hai quốc gia đều ủng hộ việc đưa Đạo luật Sharia, hệ thống pháp luật của đạo Hồi. Nó có nguồn gốc từ cả kinh Koran và Fatwa (những quan điểm của các học giả Hồi giáo) trở thành luật chính thức của quốc gia.
Các tín đồ Hồi giáo ở Malaysia, nơi Hồi giáo là tôn giáo chính thức, ủng hộ việc sử dụng luật sharia làm luật quốc gia (86%).
Hầu hết tín đồ Hồi giáo Malaysia cũng ủng hộ việc đưa luật Hồi giáo trở thành luật chính thức của đất nước một thập kỷ trước, trong một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2011-2012 về các quốc gia có đông người Hồi giáo.(2)
Sự ủng hộ đối với Đạo luật Sharia có phần thấp hơn trong số các tín đồ Hồi giáo ở Indonesia, nơi những người soạn thảo Hiến pháp năm 1945, cuối cùng đã bác bỏ ngôn ngữ được đề xuất có thể rõ ràng ủng hộ Hồi giáo nhưng bao gồm ngôn ngữ nói rằng nhà nước “dựa trên niềm tin vào thánh Allah, Đấng duy nhất và chân thật trong Hồi giáo”. Sự thỏa hiệp kết quả đôi khi được phân loại là “chủ nghĩa thế tục ôn hòa” (mild secularism) với “sự tách biệt tương đối (không tuyệt đối) giữa nhà nước và tôn giáo”. Ngày nay, 64% người Hồi giáo Indonesia vẫn nói rằng Đạo luật sharia nên được sử dụng làm luật pháp của quốc gia.
Phần lớn tín đồ Hồi giáo trong nước cũng ủng hộ việc đưa Đạo luật Sharia là một bộ luật và các quy tắc trong đời sống hàng ngày của người Hồi giáo trở thành luật pháp quốc gia chính thức khi được hỏi vào năm 2011-2012.
Tín đồ Hồi giáo ở cả Indonesia và Malaysia có nhiều khả năng ủng hộ các vai trò nổi bật của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong chính trị hơn so với những người theo đạo Phật được khảo sát ở các nước láng giềng.
Ví dụ, hầu hết tín đồ Hồi giáo ở Indonesia (58%) và Malaysia (69%) cho rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên nói chuyện công khai về các chính trị gia và đảng phái chính trị mà họ ủng hộ, trong khi chỉ có khoảng một nửa hoặc ít hơn số người theo đạo Phật ở các Vương quốc Phật giáo Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan ủng hộ mức độ tương tác tôn giáo này trong chính trị.
Ảnh: pewresearch.org
Thái độ đối với các tôn giáo khác
Đồng thời ba quốc gia có đa số công dân theo đạo Phật và hai quốc gia có đa số công dân theo Hồi giáo, cuộc khảo sát cũng bao gồm Singapore, quốc gia không có đa số dân theo tôn giáo và theo một số biện pháp, đây là xã hội có sự đa dạng tôn giáo nhất thế giới.
Theo cuộc điều tra dân số gần đây nhất, 31% người trưởng thành ở Singapore tự nhận mình là phật tử, 20% không theo tôn giáo nào (tức là họ cho biết rằng họ không theo tôn giáo nào), 19% theo Thiên Chúa giáo và 15% theo đạo Hồi. 15% dân số còn lại bao gồm người theo đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Lão và những người theo các tôn giáo truyền thống của Trung Hoa, cùng những người khác (để biết thêm thông tin về thành phần tôn giáo của Singapore và cách thành phần này thay đổi theo thời gian, hãy đọc “Bản sắc tôn giáo thay đổi của Singapore.”)
Phần lớn người công dân Singapore (56%) cho rằng việc có nhiều người thuộc nhiều tôn giáo, dân tộc và nền văn hóa khác nhau khiến đất nước họ trở thành nơi đáng sống hơn, trong khi một số ít người Singapore (4%) cho rằng điều đó khiến đất nước họ trở thành nơi tệ hơn để sống. (Hầu hết những người trả lời khác, 37% cho rằng sự đa dạng như thế không tạo ra nhiều khác biệt.)
Thực hiện một số biện pháp khoan dung tôn giáo, người công dân Singapore bày tỏ quan điểm chấp nhận rộng rãi đối với các nhóm khác.
Ví dụ, gần chín trong mười người lớn ở Singapore cho biết Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và các tôn giáo truyền thống của Trung Hoa đều phù hợp với văn hóa và giá trị của Singapore.(3)
Ảnh: pewresearch.org
Trong khi Singapore nổi bật về mức độ khoan dung cao mà bản thân cư dân của họ thể hiện, thì người lớn ở Malaysia và Sri Lanka (cả hai đều là 62%) thậm chí còn có khả năng nói rằng sự đa dạng về tôn giáo, sắc tộc và văn hóa mang lại lợi ích cho đất nước của họ cao hơn ở Singapore (56%). Nhìn chung, sự khoan dung đối với các tôn giáo khác được ủng hộ rộng rãi ở cả 6 quốc gia.
Trong tất cả các nhóm tôn giáo lớn, hầu hết mọi người đều nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận các thành viên của các cộng đồng tôn giáo khác làm hàng xóm.
Ví dụ, 81% người theo đạo Phật ở Sri Lanka cho biết họ sẵn sàng có hàng xóm theo đạo Hindu và một tỷ lệ tương tự người theo đạo Hindu ở Sri Lanka (85%) nói như vậy về những người theo đạo Phật.
Nhìn chung, khi được khảo sát người công dân ở hầu hết các quốc gia có xu hướng coi các tôn giáo khác là phù hợp với văn hóa và giá trị quốc gia của họ.
Tại Malaysia, nơi đa số dân theo đạo Hồi, 67% cho rằng Phật giáo phù hợp với văn hóa và giá trị của Malaysia.
Và ngay cả ở Sri Lanka, trước cuộc khảo sát nơi một cuộc nội chiến đã kết thúc hơn một thập kỷ, 68% dân số cho rằng đạo Thiên Chúa và Ấn Độ giáo phù hợp với văn hóa và giá trị của Sri Lanka - bao gồm 60% Phật tử của đất nước (cộng đồng chiếm đa số).
Ảnh: pewresearch.org
Không chỉ phần lớn các nhóm tôn giáo chấp nhận nhau như những người hàng xóm và những công dân đồng hương, mà trong nhiều trường hợp, giữa các tôn giáo còn có những dấu hiệu chung về niềm tin và thực hành tôn giáo. Ví dụ, phần lớn trong hầu hết mọi cộng đồng tôn giáo lớn ở cả sáu quốc gia đều nói rằng nghiệp chướng tồn tại, mặc dù niềm tin vào Nhân quả - Nghiệp báo trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) với ý tưởng rằng mọi người sẽ gặt hái được lợi ích từ việc làm tốt của mình, và trả giá cho những việc làm xấu của mình, thường là ở kiếp sau theo truyền thống không gắn liền với tất cả các nhóm tôn giáo được khảo sát.(4)
Ngoài ra, nhiều người cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính của họ đối với các vị thần linh hoặc người sáng lập mà theo truyền thống không được coi là một phần trong cơ sở thờ tự của tôn giáo họ. Ví dụ, 66% người theo đạo Hindu ở Singapore cho biết họ cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính đối với Chúa Jesus Christ, và 62% người theo đạo Hồi ở Sri Lanka cũng làm như vậy đối với vị thần Hindu Ganesh (Thần đầu Voi tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công).
“Phụng thờ” các vị thần linh - thường thông qua các cử chỉ như cúi đầu hoặc chắp tay - thường được hiểu trong khu vực là hành động thờ phụng hoặc tôn kính các vị thần linh và có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, chẳng hạn như thắp hương, dâng lễ vật hoặc cầu nguyện với vị thần linh. Đây là những cử chỉ thể hiện sự tôn kính hoặc tôn kính lớn lao, mặc dù chúng có thể không phù hợp với nhận thức chính thức của phương Tây về cầu nguyện hoặc thờ cúng.(5) (Để biết thêm thông tin về các nhân vật mà mọi người cầu nguyện hoặc tôn kính, hãy đọc “Cầu nguyện hoặc tôn kính các nhân vật từ các tôn giáo khác.”)
Tôn giáo truyền thống Trung Hoa và tôn giáo bản địa là gì?
Thể loại “tôn giáo truyền thống Trung Hoa” là một thể loại linh hoạt nhưng thiết yếu. Ở một số quốc gia Đông Nam Á, nhiều người có nguồn gốc dân tộc Trung Hoa thực hành các hoạt động nghi lễ truyền thống tại các cơ sở phụng thờ các vị thánh Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa và Đạo giáo, mà không nhất thiết phải thấy rõ ranh giới giữa chúng.
Nói cách khác, mặc dù các truyền thống tôn giáo Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo khác biệt với nhau, nhưng ranh giới giữa chúng lại rất linh hoạt trong thực hành. Hơn nữa, những người theo các tập tục này có thể không tuyên bố bản sắc tôn giáo riêng biệt.
Tín ngưỡng địa phương và tôn giáo bản địa đề cập đến các tôn giáo có liên quan chặt chẽ với một nhóm người, dân tộc hoặc bộ lạc cụ thể. Những truyền thống tôn giáo như vậy có thể ít được thể chế hóa hơn các tôn giáo khác có sự hiện diện trên toàn cầu, và ranh giới giữa các tôn giáo bản địa và các tôn giáo khác có thể không rõ ràng.
Sự phân chia rõ rệt và căng thẳng giữa các tổ chức tôn giáo
Bất chấp những biểu hiện khoan dung và pha trộn tôn giáo này, bản sắc tôn giáo cũng có thể là ranh giới vững chắc giữa các tổ chức tôn giáo ở khu vực này của thế giới.
Trên thực tế, nhiều người trên khắp các quốc gia được khảo sát cho rằng việc mọi người từ bỏ tôn giáo của mình hoặc chuyển sang một tôn giáo khác là không thể chấp nhận được. Ở Indonesia, 92% tín đồ Hồi giáo cho rằng việc một người rời bỏ đạo Hồi là không thể chấp nhận được, và 83% người theo đạo Thiên Chúa cho rằng việc rời bỏ đạo Thiên Chúa để theo một tôn giáo khác là không thể chấp nhận được.
Ảnh: pewresearch.org
Nhìn chung, tín đồ Hồi giáo có nhiều khả năng hơn các cộng đồng tôn giáo khác khi nói rằng việc cải đạo khỏi đức tin của họ là không thể chấp nhận được. Nhưng đây cũng là quan điểm của hai phần ba hoặc hơn số Phật tử ở Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan - ba quốc gia có đa số người trong nghiên cứu theo đạo Phật.
Ở năm trong số sáu quốc gia được khảo sát, hầu như tất cả người lớn vẫn đồng nhất với tôn giáo mà họ được giáo dục. Chỉ ở Singapore, một tỷ lệ đáng kể người lớn (35%) cho biết tôn giáo của họ đã thay đổi trong suốt cuộc đời. (Để biết thêm thông tin về việc chuyển đổi tôn giáo ở Singapore, hãy đọc “Tỷ lệ người Singapore tự nhận là Cơ đốc giáo hoặc không theo tôn giáo nào đang gia tăng.”)
Hơn nữa, ở một số quốc gia, một số lượng lớn người coi các tôn giáo khác là không phù hợp với văn hóa và giá trị quốc gia của họ. Ví dụ, 45% Phật tử Sri Lanka cho rằng Hồi giáo không phù hợp với các giá trị của Sri Lanka, trong khi 38% tín đồ Hồi giáo Indonesia cho rằng Phật giáo không phù hợp với văn hóa Indonesia.
Ở một số quốc gia, cũng có một số lượng lớn tín đồ Hồi giáo cho rằng Phật giáo không hòa bình, và ngược lại, một số Phật tử cho rằng Hồi giáo không hòa bình. Người Hồi giáo Malaysia đặc biệt có khả năng coi Phật giáo không hòa bình (42%), trong khi 36% Phật tử Thái Lan cho rằng Hồi giáo không hòa bình.
Ảnh: pewresearch.org
Ở một số quốc gia, có nhiều người bày tỏ cảm xúc tiêu cực về đạo Thiên Chúa và Ấn Độ giáo.
Ví dụ, tại Indonesia, 21% người lớn theo đạo Hồi được khảo sát cho biết đạo Thiên Chúa, một tôn giáo truyền thống Abraham độc thần không phải là tôn giáo hòa bình.
Đây là một trong những phát hiện chính của cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew được tiến hành với 13.122 người lớn ở sáu quốc gia Đông Nam Á và Nam Á. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại các quốc Campuchia, Indonesia, Sri Lanka và Thái Lan và trên điện thoại di động tại Malaysia và Singapore. Những người phỏng vấn tại địa phương đã tiến hành cuộc khảo sát từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2022, bằng tám ngôn ngữ (đọc báo cáo để biết thêm chi tiết).
Nghiên cứu này, được tài trợ bởi The Pew Charitable Trusts, một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ (NGO) độc lập và Quỹ John Templeton, là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) nhằm tìm hiểu sự thay đổi tôn giáo và tác động của nó đối với các xã hội trên toàn thế giới.
Trước đây, Trung tâm đã tiến hành các cuộc khảo sát tập trung vào tôn giáo trên khắp Châu Phi cận Sahara; khu vực Trung Đông-Bắc Phi và nhiều quốc gia có đông người Hồi giáo; Châu Mỹ Latinh; Israel; Trung và Đông Âu; Tây Âu; Ấn Độ; và Hoa Kỳ.
Phần còn lại của Tổng quan này đề cập chi tiết hơn đến nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm:
Các mô hình khác nhau về tín ngưỡng và thực hành tôn giáo giữa các cộng đồng và quốc gia tôn giáo
Các vị thần linh mà mọi người cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính
Thực hành tang lễ
Các mức độ sùng đạo khác nhau theo độ tuổi
Khám phá tôn giáo ở Singapore - đặc biệt là thành phần tôn giáo đang thay đổi và niềm tin của nhóm dân số không theo tôn giáo nào
Nhìn sâu hơn về cách tôn giáo và giao thoa bản sắc dân tộc
Các mô hình tín ngưỡng độc đáo trên khắp một khu vực có tín ngưỡng cao
Nhìn chung, các quốc gia được khảo sát có tính tôn giáo cao theo nhiều thước đo khác nhau - bao gồm cả sự liên kết, niềm tin và thực hành. Ví dụ, hầu hết những người được hỏi ở năm trong số sáu quốc gia được khảo sát đều xác định mình thuộc một nhóm tôn giáo, và phần lớn ở năm quốc gia này đều nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ - bao gồm 98% ở Indonesia và 92% ở Sri Lanka.
Ngoại lệ duy nhất trong cả hai biện pháp này là Singapore, nơi có 22% người lớn không xác định theo bất kỳ tôn giáo nào, và chỉ có 36% người lớn nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ.
Ảnh: pewresearch.org
Tuy nhiên, ngay cả ở Singapore, phần lớn người lớn được khảo sát (87%) cho biết họ tin vào Đức Chúa hoặc những sinh vật vô hình, và khoảng bảy trong mười người nói rằng họ nghĩ rằng nghiệp chướng và số phận tồn tại. Những niềm tin này phổ biến ở tất cả các quốc gia trong cuộc khảo sát, cũng như quan niệm rằng bùa chú, lời nguyền hoặc phép thuật khác có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Khoảng một nửa hoặc nhiều hơn số người lớn ở mỗi quốc gia có quan điểm này, bao gồm 55% ở Singapore và 78% ở Campuchia.
Ảnh: pewresearch.org
Tỷ lệ cụ thể việc thực hành tôn giáo thường liên quan đến thành phần tôn giáo của mỗi quốc gia.
Ví dụ, phần lớn ở Campuchia (96%), Sri Lanka (92%) và Thái Lan (84%) cho biết họ thắp hương, xông trầm, thắp nến; cả ba đều là những quốc gia có đa số dân theo đạo Phật và những người theo đạo Phật ở Nam Á có khả năng thắp hương cầu nguyện cao hơn người theo đạo Hindu, đạo Thiên Chúa hoặc đạo Hồi. Công phu tu tập Thiền định cũng cao nhất ở các quốc gia có đa số dân theo đạo Phật là Thái Lan và Sri Lanka (mỗi quốc gia có 62%), mặc dù những người theo đạo Hindu trên khắp khu vực có khả năng nói rằng họ thực hành thiền cao hơn những người theo đạo Phật.
Ngược lại, trong cuộc khảo sát thì việc cầu nguyện hàng ngày phổ biến nhất ở Indonesia và Malaysia, hai quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi. Và trên toàn khu vực, tín đồ Hồi giáo có nhiều khả năng cho biết rằng họ cầu nguyện ít nhất một lần một ngày hơn người theo đạo Hindu, Thiên Chúa giáo hoặc đạo Phật.
Theo nhiều biện pháp, những người lớn không theo tôn giáo nào ở Singapore nằm trong số những người ít tôn giáo hoặc ít tâm linh nhất trong khu vực. Nhưng một bộ phận đáng kể người Singapore không theo tôn giáo nào đó thể hiện một số tín ngưỡng tôn giáo hoặc tâm linh hoặc tuân theo một số tập tục (để biết thêm thông tin chi tiết về dân số không theo tôn giáo nào của Singapore, hãy đọc “Những người ở Singapore không theo tôn giáo nào và họ tin vào điều gì?”)
Cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với các nhân vật từ các tôn giáo khác
Theo khảo sát tại các quốc gia, nhiều tín ngưỡng và tập tục tôn giáo được chia sẻ bởi các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Điều này bao gồm xu hướng thể hiện sự tôn trọng - hoặc thậm chí cầu nguyện - các vị thần linh hoặc nhân vật tôn giáo thường gắn liền với một đức tin khác.
Ví dụ, gần một phần năm người theo đạo Phật ở Singapore (18%) cho biết họ cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với Thiên Chúa Đấng Toàn Năng (Allah), trong khi gần một nửa người theo đạo Hindu ở Malaysia (47%) cho biết họ cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với Chúa Jesus Christ.
Ảnh: pewresearch.org
Nhìn chung, người theo đạo Hindu có nhiều khả năng cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh hoặc người sáng lập không liên quan đến cộng đồng của họ, trong khi người Hồi giáo thường ít có khả năng làm điều này nhất.
Ví dụ, tại Singapore, 66% người theo đạo Hindu và chỉ 9% người Hồi giáo cho biết họ cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với Chúa Jesus Christ.
Trên thực tế, những người lớn không theo tôn giáo nào của Singapore (16%) có nhiều khả năng cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với Chúa Jesus Christ hơn người Hồi giáo trong nước.
Sri Lanka, một quốc đảo nằm ở phía nam Ấn Độ, cũng nổi bật là nơi mọi người cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với những nhân vật và vị thần linh sáng lập - cả những nhân vật và vị thần linh theo truyền thống gắn liền với tôn giáo của họ và những nhân vật từ các truyền thống khác.
Ví dụ, 48% tín đồ đạo Thiên Chúa ở Sri Lanka cho biết họ cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với Thần Ganesh (Thần đầu Voi, tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công), vị thần khởi đầu của Ấn Độ giáo được coi là người vượt qua chướng ngại vật. Nhưng ở các quốc gia khác được khảo sát, chỉ có khoảng 5% người theo đạo Thiên Chúa làm như thế. Và 71% người Hồi giáo trên đảo cho biết họ cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, trong khi được khảo sát thì rất ít người Hồi giáo ở các quốc gia khác làm như vậy.
Ngoài Đức Phật, Thánh Allah, Chúa Jesus Christ và Thần Ganesh, cuộc khảo sát cũng hỏi về Đức Mẹ Maria, Shiva, một trong các vị thần quan trọng của Ấn giáo, Bồ tát Quán Thế Âm và “các Thần hộ mệnh” nói chung. (để biết thêm về mối quan hệ của mọi người với các vị thần linh, quỷ thần và các nhân vật sáng lập tôn giáo, hãy đọc Chương 4 của báo cáo).
Thực hành tang lễ tôn giáo
Việc khảo sát các nghi lễ liên quan đến cái chết rất quan trọng đối với tất cả các nhóm tôn giáo lớn ở các quốc gia.
Ví dụ, hầu hết người công dân ở các quốc gia có đa số dân theo đạo Phật là Campuchia (84%), Sri Lanka (80%) và Thái Lan (80%), cũng như ở Indonesia có đa số dân theo đạo Hồi (72%) và Malaysia (61%), cho biết việc mời một nhà lãnh đạo tôn giáo đến tụng kinh cầu nguyện hoặc thuyết giảng là rất quan trọng nếu họ đang lên kế hoạch tổ chức tang lễ cho một thành viên gia đình hoặc người thân yêu.
Hầu hết người dân ở các quốc gia có đa số dân theo đạo Phật được khảo sát cũng cho biết việc thực hiện các nghi lễ cho người thân trong đền thờ hoặc nơi thờ cúng khác là rất quan trọng và việc lập đền thờ hoặc bàn thờ cho người đã khuất là rất quan trọng(6).
Ảnh: pewresearch.org
Những người theo đạo Phật ở các quốc gia này đặc biệt coi trọng bàn thờ: Ví dụ, 63% người theo đạo Phật ở Thái Lan cho biết việc lập bàn thờ rất quan trọng, so với chỉ 6% người theo đạo Hồi ở Thái Lan nói như vậy về đền thờ. Nhiều người ở các nhóm tôn giáo khác cũng cho biết việc dâng cúng lễ phẩm lên tiền nhân hay người thân đã khuất là rất quan trọng, bao gồm 71% người theo đạo Thiên Chúa ở Indonesia, 61% người theo đạo Hồi ở Malaysia và 70% người theo đạo Phật ở Campuchia.
Nhìn chung người công dân Singapore ít có xu hướng cho rằng mỗi nghi thức tang lễ trong “Quan hôn tang tế” chỉ 4 nghi lễ quan trọng nhất trong vòng đời của một người theo quan niệm của người xưa đó là lễ trưởng thành (quan), lễ kết hôn (hôn), tang lễ (tang) và đám giỗ (tế) đều rất quan trọng hơn so với những người ở các nước láng giềng, mặc dù hơn một nửa số người công dân Singapore cho biết mỗi nghi lễ đều ít nhất có phần quan trọng nếu họ đang lên kế hoạch cho đám tang của người thân yêu.
Theo khảo sát trên khắp các quốc gia, các nghi lễ liên quan đến người thân đã khuất không kết thúc sau tang lễ. Hầu hết mọi người ở năm trong số sáu quốc gia được khảo sát (ngoại trừ Malaysia) cho biết một người nào đó trong gia đình họ thực hiện các nghi lễ vào ngày giỗ của người thân, kỷ niệm ngày mất của người đã qua đời, còn được gọi là kỵ nhật bao gồm 93% ở Sri Lanka và 90% ở Thái Lan. Loại nghi lễ này vượt qua ranh giới tôn giáo, với Sri Lanka là một ví dụ điển hình: Khoảng tám trong mười hoặc nhiều hơn những người theo đạo Phật, đạo Hồi, những người theo đạo Thiên Chúa và đạo Hindu ở quốc gia này cho biết một người nào đó trong gia đình họ thực hiện các nghi lễ vào ngày giỗ.
Ảnh: pewresearch.org
Tại các quốc gia này rất phổ biến khi có một phần mộ gia đình, nơi hài cốt của các thành viên trong gia đình được chôn cất. Một khảo sát cho biết đây là trường hợp khoảng một nửa số người được hỏi ở năm trong số sáu quốc gia (lần này, ngoại trừ Sri Lanka). Trong số những người có phần mộ gia đình, hầu hết mọi người đều cho biết họ chăm sóc phần mộ bằng cách quét hoặc lau dọn. Nhìn chung, mọi người ít khi trả tiền để duy trì phần mộ gia đình.
Theo một số khảo sát, người lớn tuổi sùng đạo hơn người trẻ tuổi.
Vì đây là lần đầu tiên Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành một cuộc khảo sát toàn quốc mở rộng về tôn giáo ở hầu hết các quốc gia này, nên cơ hội để xem xét cách thức các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo thay đổi theo thời gian là rất hạn chế.(7) Nhưng sự khác biệt giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi có thể cung cấp manh mối về cách thức mỗi quốc gia thay đổi về mặt tôn giáo.(8) Một khảo sát tại năm trong số sáu quốc gia, gần như tất cả người lớn tuổi và trẻ tuổi đều xác định là họ có tôn giáo. Chỉ ở Singapore, người lớn tuổi (từ 18 đến 34 tuổi) có khả năng không theo tôn giáo cao hơn một chút so với người lớn tuổi (26% so với 20%).
Tuy nhiên, đã được khảo sát ở các quốc gia, người lớn tuổi có nhiều khả năng theo tôn giáo hơn những người từ 18 đến 34 tuổi theo một số biện pháp tiêu chuẩn - phù hợp với các mô hình chung được thấy trong phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2018 về khoảng cách tuổi tác trong tín ngưỡng tôn giáo trên toàn thế giới.
Ảnh: pewresearch.org
Ví dụ, tại các quốc gia Thái Lan, Campuchia, Singapore và Sri Lanka, những người từ 35 tuổi trở lên có nhiều khả năng nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ hơn những người trẻ tuổi. (Điều này không đúng ở hai quốc gia Hồi giáo được khảo sát, nơi có rất ít sự khác biệt về biện pháp này giữa các nhóm tuổi.)
Đã được khảo sát ở các quốc gia, người lớn tuổi cũng thường có nhiều khả năng hơn những người trẻ tuổi nói rằng các hoạt động tôn giáo khác nhau sẽ rất quan trọng đối với đám tang của người thân yêu.
Ví dụ, khoảng bốn trong mười người lớn tuổi ở Singapore cho biết nếu họ đang lên kế hoạch cho đám tang của một thành viên gia đình hoặc người thân yêu, thì việc thực hiện các nghi lễ trong chùa, đền thờ, nhà thờ Hồi giáo hoặc nơi thờ cúng khác cho linh hồn của người thân đã khuất là rất quan trọng. Chỉ một phần ba số người lớn tuổi ở Singapore nói như vậy.
Tuy nhiên, trong nhiều hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng, người già và người trẻ phần lớn đều giống nhau. Ví dụ, tỷ lệ người lớn tuổi và người trẻ tương đương nhau ở cả sáu quốc gia cho biết họ sử dụng các vật phẩm đặc biệt để cầu phúc hoặc phù hộ.
Ảnh: pewresearch.org
Hơn nữa, ở một số quốc gia, người lớn tuổi (35 tuổi trở lên) ít có khả năng tin vào những sinh vật vô hình, như thần linh hay quỷ thần hơn người trẻ tuổi. Ví dụ, 61% người Malaysia lớn tuổi cho biết họ nghĩ rằng có những sinh vật vô hình trên thế giới, so với 67% người trẻ tuổi ở cùng quốc gia đó.
Ở một số quốc gia, những người Phật tử trẻ tuổi có nhiều khả năng hơn những người Phật tử lớn tuổi khi nói rằng việc một người từ bỏ đạo Phật để theo một tôn giáo khác là điều có thể chấp nhận được. Ví dụ, những người Phật tử trẻ tuổi ở Thái Lan có khả năng gấp đôi những người lớn tuổi khi nói rằng việc từ bỏ đạo Phật là điều có thể chấp nhận được (46% so với 22%). Trong số những người Hồi giáo, chỉ có ở Singapore, những người trẻ tuổi có nhiều khả năng hơn những người Hồi giáo lớn tuổi khi nói rằng việc từ bỏ Hồi giáo để theo một tôn giáo khác là điều có thể chấp nhận được (25% so với 9%).
Tăng trưởng kinh tế khu vực không dẫn đến tình trạng mất mát tôn giáo trên diện rộng
Một lý thuyết trong khoa học xã hội đưa ra giả thuyết rằng khi các quốc gia phát triển về mặt kinh tế và khoa học đóng vai trò nổi bật hơn trong cuộc sống hàng ngày, dân số có xu hướng ít sùng đạo hơn, thường dẫn đến thay đổi xã hội rộng lớn hơn. Được gọi là “lý thuyết thế tục hóa”, lý thuyết này đặc biệt phản ánh kinh nghiệm của các quốc gia Tây Âu từ cuối Thế chiến II đến nay, mặc dù lý thuyết này có nguồn gốc từ các tác phẩm trước đó.
Gần đây, Nghiên cứu học thuật cho thấy những thay đổi về tính tôn giáo bắt nguồn từ phát triển kinh tế bị hạn chế hơn - gắn liền với mức độ nhận dạng tôn giáo hoặc tham dự buổi lễ thờ cúng, thay vì với niềm tin của mọi người - mặc dù những người khác cho rằng sự thế tục hóa đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Nghiên cứu trước đây của Trung tâm nghiên cứu Pew chỉ tìm thấy sự ủng hộ tối thiểu cho lý thuyết thế tục hóa ở Ấn Độ.
Dữ liệu từ Sri Lanka và Đông Nam Á cho thấy có một chút hỗn hợp - một số trường hợp mà sự phát triển kinh tế cao hơn dường như đi đôi với ít tôn giáo hơn, nhưng nhiều trường hợp khác thì không có mối tương quan như vậy.
Ví dụ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của Singapore lớn gấp khoảng bốn lần so với GDP của bất kỳ quốc gia nào khác, Singapore là quốc gia đứng đầu khu vực về GDP bình quân đầu người với 88.000 USD. Quốc đảo Sư tử này cũng là một trong những nước giàu nhất thế giới theo phương pháp đo lường này, khi được khảo sát và nước này có tỷ lệ cá nhân không theo tôn giáo lớn nhất. Singapore cũng có tỷ lệ người lớn nhỏ nhất nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, người lớn ở Singapore cũng có tín ngưỡng hoặc tôn giáo như những người ở các nước láng giềng theo các biện pháp khác.
Ví dụ, 87% người lớn ở Singapore cho biết họ tin vào Đức Chúa hoặc các sinh vật vô hình - tỷ lệ cao hơn ở Campuchia (78%) hoặc Thái Lan (81%). Trong khi đó, tỷ lệ người Singapore (55%), người Indonesia (55%) và người Sri Lanka (54%) gần như giống hệt nhau cho biết bùa chú, lời nguyền hoặc phép thuật khác có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.
Hơn nữa, đã được khảo sát cả sáu quốc gia đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong 30 năm qua. GDP bình quân đầu người toàn cầu năm 2022 gần gấp ba lần so với năm 1990, nhưng cả sáu quốc gia được khảo sát đều chứng kiến GDP bình quân đầu người tăng trưởng nhanh hơn, gần gấp bốn lần (hoặc hơn) trong ba thập kỷ qua. Ngay cả với tốc độ tăng trưởng này, rất ít người lớn (trừ Singapore) ngày nay tự nhận mình không theo tôn giáo nào.
Ảnh: pewresearch.org
Nhìn chung những người sống ở khu vực thành thị có tín ngưỡng tôn giáo hoặc tâm linh giống như những người ở vùng nông thôn.
Ví dụ: Tại Malaysia, 74% cư dân thành thị và nông thôn đều cho biết họ tin vào Nhân quả - Nghiệp báo trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai).9 Người dân nông thôn có xu hướng tuân theo một số nghi lễ tang lễ cao hơn một chút so với cư dân thành thị.
Ví dụ: Tại Indonesia, 35% cư dân nông thôn cho biết việc lập đền thờ rất quan trọng khi lập kế hoạch tang lễ cho một thành viên trong gia đình, so với 27% ở người dân thành thị Indonesia.
Có một mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa trình độ học vấn và tôn giáo. Một số biện pháp về cam kết tôn giáo ít phổ biến hơn ở những người có trình độ học vấn cao hơn.
Ví dụ: Người công dân Campuchia có trình độ học vấn thấp nhất là trung học ít có khả năng nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ (54% so với 69%) hoặc nói rằng mỗi cơ sở tự viện Phật giáo là rất quan trọng đối với đám tang của người thân đã khuất (64% so với 76%).
Nhưng, một lần nữa, có một số niềm tin và tập tục không cho thấy một mô hình mà trong đó trình độ học vấn cao hơn gắn liền với mức độ niềm tin thấp hơn. Ví dụ, gần như giống nhau ở mỗi quốc gia niềm tin vào những nghiệp nhân mà mình đã tạo trong quá khứ đời này và càng không biết những đời trước mình đã tạo những nghiệp nhân gì. Nhân quả - Nghiệp báo trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), bất kể trình độ học vấn của cá nhân mỗi người. Và những người có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng hơn những người lớn khác nói rằng họ nghĩ rằng có những sinh vật vô hình trên thế giới, như các vị thần linh hoặc quỷ thần. Ví dụ, ở Singapore, 76% người lớn có trình độ đại học tin rằng có những sinh vật vô hình, so với 65% người Singapore khác.
Tỷ lệ người Singapore tự nhận mình là Cơ đốc nhân hoặc không theo tôn giáo nào đang tăng lên
Khi được khảo sát, Singapore khác với các quốc gia khác ở chỗ nước này không có tôn giáo chiếm đa số và do đó không có tôn giáo nào gắn liền rõ ràng với bản sắc dân tộc của người Singapore.
Ảnh: pewresearch.org
Singapore cũng nổi bật theo một cách khác: Trong khi hầu hết người lớn được khảo sát ở các quốc gia khác vẫn xác định theo tôn giáo mà họ được giáo dục, thì ít người Singapore hơn (64%). “Sự chuyển đổi tôn giáo” này đã dẫn đến sự suy giảm, đặc biệt là tỷ lệ người Singapore xác định là Phật tử hoặc là tín đồ của các tôn giáo truyền thống Trung Hoa, và tỷ lệ người theo đạo Thiên Chúa hoặc không theo tôn giáo nào ngày càng tăng.
Trong số những người trưởng thành ở Singapore, 32% cho biết họ được giáo dục theo đạo Phật, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ những người tự nhận mình là Phật tử ngày nay (26%). Khoảng cách thậm chí còn lớn hơn khi nói đến tỷ lệ những người tự nhận mình theo các tôn giáo truyền thống của Trung Hoa, chẳng hạn như Đạo giáo, Nho giáo hoặc các tôn giáo địa phương của Trung Hoa: 15% cho biết họ được giáo dục theo các truyền thống này, trong khi chỉ có 6% tự nhận mình theo các tôn giáo truyền thống của Trung Hoa ngày nay.
Ngược lại, ngày nay tỷ lệ người Singapore tự nhận mình là Kitô hữu cao hơn tỷ lệ những người cho biết họ được giáo dục theo Thiên Chúa giáo (17% so với 11%). Điều tương tự cũng đúng với những người lớn ở Singapore không tự nhận mình theo bất kỳ tôn giáo nào: ngày nay 22% người lớn cho biết họ không theo tôn giáo nào, so với 13% cho biết họ được nuôi dạy mà không theo tôn giáo nào.
Có thể thấy một mô hình tương tự trong hồ sơ điều tra dân số của Singapore trong vài thập kỷ qua (đọc “Bản sắc tôn giáo thay đổi của Singapore” để biết phân tích về dữ liệu điều tra dân số này.)
Tuy nhiên, câu chuyện về sự thay đổi tôn giáo ở Singapore không chỉ đơn giản là những người theo đạo Phật và các tôn giáo truyền thống Trung Hoa đang từ bỏ đức tin thời thơ ấu của họ để theo đạo Thiên Chúa hoặc không theo tôn giáo nào.
Ví dụ, trong khi 13% người lớn ở Singapore được giáo dục theo đạo Phật nhưng không còn tự nhận mình là phật tử nữa, tỷ lệ người dân trong nước hiện tự nhận mình là Phật tử chỉ giảm 6 phần trăm vì 7% người lớn Singapore đã cải sang đạo Phật (hoặc từ một tôn giáo khác thời thơ ấu hoặc không theo tôn giáo nào).
Trong khi 15% dân số trưởng thành của đất nước này đã từ bỏ tôn giáo thời thơ ấu để trở thành người không theo tôn giáo, tỷ lệ người công dân Singapore không theo tôn giáo nào chỉ tăng ròng 9 điểm, vì 6% dân số trưởng thành đã chuyển sang hướng ngược lại: Họ là những người được giáo dục mà không theo tôn giáo nào nhưng sau đó đã theo một tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo hoặc Thiên Chúa giáo).
Ảnh: pewresearch.org
Trong khi sự thay đổi liên tục về tôn giáo và các yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến thành phần tôn giáo trong tương lai của Singapore, cách mà các bậc cha mẹ hiện tại cho biết họ đang giáo dục con cái của mình cho thấy rằng Phật tử có thể tiếp tục suy giảm như một phần của dân số nói chung.
Chỉ có hai phần ba cha mẹ theo đạo Phật cho biết họ đang giáo dục con cái theo đạo Phật; khoảng một phần tư cha mẹ theo đạo Phật (27%) cho biết con cái họ được giáo dục mà không có tôn giáo. Ngược lại, tỷ lệ cao hơn nhiều ở các bậc cha mẹ theo Hồi giáo (99%) và theo đạo Thiên Chúa (90%) của Singapore cho biết họ đang giáo dục con cái theo đạo Hồi và Thiên Chúa giáo. Và cuộc khảo sát cho thấy 85% cha mẹ không theo tôn giáo nào đang giáo dục con cái mà không theo tôn giáo nào.
Bản sắc tôn giáo đang thay đổi của Singapore
Theo điều tra dân số quốc gia, thành phần tôn giáo của Singapore ngày nay khác biệt đáng kể so với 40 năm trước.(10) Bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, những người không theo tôn giáo đã tăng từ 13% lên 20% dân số trưởng thành. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, số lượng người theo đạo Thiên Chúa cũng tăng gấp đôi so với dân số cả nước, từ 10% vào năm 1980 lên 19% vào năm 2020.
Ảnh: pewresearch.org
Sau khi tăng từ năm 1980 đến năm 2000 (từ 27% lên 43%), dân số theo đạo Phật của Singapore đã giảm xuống mức năm 1990 (31%).
Trong khi đó, tỷ lệ người lớn ở Singapore đồng nhất với các tín ngưỡng truyền thống của Trung Hoa (bao gồm Đạo giáo) đã giảm từ 30% vào năm 1980 xuống còn khoảng một phần mười vào năm 2000 và nhìn chung vẫn ổn định kể từ đó.(11)
Kể từ năm 1980, tỷ lệ người Singapore tự nhận mình là tín đồ Hồi giáo, Ấn Độ giáo và các tôn giáo khác vẫn khá ổn định.
Những người ở Singapore không đồng nhất với một tôn giáo là ai và họ tin vào điều gì?
Ngược lại hoàn toàn với các nhóm dân cư lân cận, nơi mà hầu như ai cũng tuyên bố có tôn giáo, khoảng một phần năm người Singapore không xác định mình theo bất kỳ tôn giáo nào - một nhóm đôi khi được gọi là “không theo tôn giáo nào”. Những người “không theo tôn giáo nào” của Singapore phần lớn là người gốc Hoa và hầu hết đều có trình độ đại học.
Theo một số biện pháp, dân số không theo tôn giáo nào của Singapore dường như không có nhiều tín ngưỡng hoặc tâm linh. Ví dụ, chỉ có 3% “những người không theo tôn giáo nào” của đất nước này nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ, so với 36% người lớn ở Singapore nói chung.
Nhưng xét về mặt nhóm, những người Singapore không theo tôn giáo nào không hoàn toàn phủ nhận các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo hoặc tâm linh. Gần hai phần ba số người “không theo tôn giáo nào” (65%) cho biết họ nghĩ rằng Nhân quả - Nghiệp báo trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) tồn tại và 43% cho biết một người có thể cảm nhận được sự hiện diện của những thành viên gia đình đã khuất - tương đương với tỷ lệ tín đồ Hồi giáo (47%) và người theo đạo Thiên Chúa (43%) ở Singapore nói như vậy.
Ảnh: pewresearch.org
Khi được hỏi về việc lên kế hoạch tổ chức tang lễ cho một thành viên gia đình hoặc người thân, nhiều người Singapore “không theo tôn giáo” cũng coi trọng các hoạt động có thể được coi là tâm linh hoặc tôn giáo.
Ví dụ, 52% những người tuyên bố không theo tôn giáo nào cho biết việc thực hiện các nghi lễ tại đền thờ cho linh hồn người thân đã khuất là điều quan trọng, và 46% cảm thấy việc lập bàn thờ cho người thân đã khuất là điều quan trọng.
Một khảo sát cho biết tất cả những người tham gia đều được hỏi liệu họ có tin vào Đức Chúa hay không và riêng biệt, liệu họ có nghĩ rằng có những sinh vật vô hình trên thế giới, như các vị thần linh hoặc quỷ thần hay không?
Khoảng bốn trong mười người công dân Singapore không theo tôn giáo nào (41%) cho biết họ tin vào Đức Chúa và phần lớn (56%) cho rằng có những sinh vật vô hình trên thế giới. Khoảng sáu trong mười người Singapore “không theo tôn giáo nào” (62%) có ít nhất một trong những niềm tin này.
Ảnh: pewresearch.org
“Những người không theo tôn giáo” là phụ nữ có nhiều khả năng tin vào Đức Chúa và/hoặc những sinh vật vô hình hơn những người đàn ông không theo tôn giáo (68% so với 57%). Ngoài ra, những người Singapore được giáo dục theo một tôn giáo nhưng không theo tôn giáo nào khi trưởng thành có nhiều khả năng tin vào Đức Chúa hoặc những sinh vật vô hình (66%) hơn những công dân Singapore được giáo dục mà không theo tôn giáo nào và vẫn là “những người không theo tôn giáo” cho đến ngày nay (52%).
Theo hầu hết mọi biện pháp được đưa vào khảo sát, những người không theo tôn giáo nào nói rằng họ tin vào Đức Chúa và/hoặc các thực thể vô hình (“những người không tin”) có nhiều khả năng kết nối với các khái niệm tâm linh và tôn giáo hơn những người “không tin” khác. Ví dụ, phần lớn những người “không tin” cũng nghĩ rằng Nhân quả - Nghiệp báo trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) tồn tại (84%), nhưng chỉ có 36% những người “không tin” khác ở Singapore tin vào Nhân quả - Nghiệp báo trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai). Và những người không theo tôn giáo nào tin vào Đức Chúa và/hoặc các thực thể vô hình có nhiều khả năng hơn những người khác khi nói rằng việc thực hiện các nghi lễ trong đền thờ cho linh hồn người thân đã khuất khi lập kế hoạch tang lễ là điều quan trọng (63% so với 36%).
Những người liên kết bản sắc tôn giáo và quốc gia khác với những người khác như thế nào?
Một số học giả khu vực đã ghi nhận sự ủng hộ ngày càng tăng đối với các phong trào dân tộc chủ nghĩa tập trung vào tôn giáo chiếm đa số của mỗi quốc gia.(12)
Như đã giải thích ở trên, nhiều thành viên của nhóm tôn giáo đa số ở mỗi quốc gia (Phật tử ở Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan, cũng như các tín đồ Hồi giáo ở Indonesia và Malaysia) cho biết việc trở thành thành viên của nhóm tôn giáo của họ là rất quan trọng để thực sự chia sẻ bản sắc dân tộc của họ. Nhiều người cũng cho biết họ muốn luật pháp của xã hội dựa trên giáo lý của tôn giáo họ.
Ảnh: pewresearch.org
Những người có một trong hai quan điểm này đặc biệt có khả năng có quan điểm còn lại. Và những người thể hiện cả hai quan điểm được gọi trong phần này là “những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước”. (Nhìn chung, sự hợp nhất tôn giáo-nhà nước có thể được hiểu là đối lập với “sự tách biệt giữa Giáo hội và nhà nước”, nguyên tắc rằng quyền lực của nhà nước không được sử dụng để ép buộc hoặc thúc đẩy tôn giáo, nguyên tắc này được tuân thủ theo luật pháp hoặc theo truyền thống ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác.)
Phần lớn người Hồi giáo ở Indonesia (57%) và Malaysia (69%) là những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước, cũng như hầu hết những người theo đạo Phật ở Sri Lanka (72%) và Campuchia (75%). Một nhóm thiểu số đáng kể người theo đạo Phật ở Thái Lan (45%) cũng nằm trong nhóm này.
Đặc biệt tôn giáo ‘Những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước’
Những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước nổi bật so với các thành viên khác trong cộng đồng tôn giáo của họ theo nhiều cách khác nhau.
Mặc dù nhìn chung khu vực này rất sùng đạo, nhưng những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước nói chung thậm chí còn sùng đạo hơn những người khác, xét trên nhiều phương diện.
Ảnh: pewresearch.org
Ví dụ, trong số những người theo đạo Phật ở Campuchia, những người vừa nói rằng việc trở thành phật tử là rất quan trọng để thực sự là một công dân Campuchia và luật pháp Campuchia phải dựa trên triết lý đạo Phật có nhiều khả năng hơn những người theo đạo Phật khác khi nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ (72% so với 48%).
Thái độ liên quan đến tang lễ cũng cho thấy sự riêng lẻ tương tự. Ví dụ, khoảng ba phần tư những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước trong cộng đồng Hồi giáo Indonesia cho biết việc mời một người dẫn dắt tín đồ Hồi giáo cầu nguyện (imam) hoặc nhà lãnh đạo tổ chức Hồi giáo (sheikh) đến đọc tụng kinh hoặc thuyết giảng là rất quan trọng khi lập kế hoạch tang lễ cho một thành viên trong gia đình, so với khoảng hai phần ba số người Hồi giáo khác trong nước (77% so với 64%).
(Để biết thêm về mức độ sùng đạo chung của khu vực này, bao gồm cả trong các cộng đồng thiểu số, hãy đọc Chương 3 và Chương 4. Để biết thêm về các nghi lễ tang lễ, hãy tham khảo Chương 5.)
Những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước cũng:
Có khả năng ủng hộ sự tham gia chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo cao hơn những người theo đạo Phật hoặc đạo Hồi khác ở quốc gia của họ.
Ít có khả năng muốn có hàng xóm từ các tôn giáo thiểu số.
Có khả năng cao hơn một chút khi thấy các cộng đồng tôn giáo thiểu số đe dọa tôn giáo của họ.
Những mối quan hệ này thường vẫn giữ nguyên ngay cả khi kiểm soát các yếu tố khác, chẳng hạn như mức độ sùng đạo cá nhân, độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn. Nói cách khác, mối tương quan giữa quan điểm về mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước và ý kiến về các vấn đề khác này tồn tại ngoài thực tế là những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước có tính sùng đạo hơn. Những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước của Vương quốc Campuchia đôi khi thách thức các mô hình được thấy ở bốn quốc gia được khảo sát khác.
Tôn giáo trong chính trị
Như người ta có thể mong đợi, những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước có khả năng ủng hộ sự tham gia trực tiếp của các nhà lãnh đạo tôn giáo vào chính trị cao hơn những người khác trong cộng đồng của họ.
Ví dụ, ở Vương quốc Thái Lan, những Phật tử liên kết bản sắc Phật giáo và Thái Lan và cho rằng luật pháp Thái Lan nên dựa trên triết lý đạo Phật có khả năng nói rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên là chính trị gia cao gấp đôi so với những Phật tử khác (31% so với 16%).
Ảnh: pewresearch.org
Tuy nhiên, ngay cả trong số những người theo chủ nghĩa hợp nhất nhà nước-tôn giáo Phật giáo, khoảng một nửa hoặc ít hơn cho rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên là chính trị gia, nói công khai về các chính trị gia mà họ ủng hộ hoặc tham gia vào các cuộc biểu tình chính trị. Người Hồi giáo ở Indonesia và Malaysia có xu hướng ủng hộ sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo vào lĩnh vực chính trị.
Các thành viên của cộng đồng tôn giáo chiếm đa số, những người gắn kết chặt chẽ tôn giáo của họ với bản sắc dân tộc cũng có nhiều khả năng hơn những người khác nói rằng việc không tôn trọng đất nước của họ khiến một người không đủ tư cách thực sự là một phần của tôn giáo của họ.
Trong số những người theo đạo Phật Sri Lanka, 73% những người theo chủ nghĩa hợp nhất nhà nước-tôn giáo cho rằng nếu một người không tôn trọng Sri Lanka, họ không thể thực sự là phật tử - nhiều hơn đáng kể so với tỷ lệ những người theo đạo Phật Sri Lanka khác cho rằng việc không tôn trọng Sri Lanka khiến một người không đủ tư cách trở thành phật tử (62%).
(Để biết thêm về vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong chính trị, hãy đọc Chương 7. Để biết thêm về những hoạt động nào sẽ khiến một người không đủ điều kiện trở thành một phần của cộng đồng tôn giáo, hãy tham khảo Chương 2.)
Quan điểm đối với các tôn giáo thiểu số
Chủ nghĩa dân tộc Phật giáo có liên quan đến sự đối kháng và bạo lực giữa những người theo đạo Phật và các nhóm tôn giáo thiểu số ở các quốc gia do Phật giáo Nguyên thủy có ảnh hưởng lớn, bao gồm cả trong Nội chiến Sri Lanka là một cuộc xung đột vũ trang trên đảo Sri Lanka. Bắt đầu từ ngày 23 tháng 7 năm 1983, đã có một cuộc nổi dậy bởi Tổ chức chính trị cánh tả là phe Những con Hổ giải phóng Tamil Eelam (LTTE), một tổ chức phiến quân ly khai đã chiến đấu để tạo ra một nhà nước Tamil độc lập ở phía bắc và phía đông của hòn đảo. Tương tự như vậy, một số học giả khẳng định rằng có mối liên hệ giữa “chủ nghĩa dân tộc tôn giáo” đang gia tăng và tình trạng bài ngoại ở Indonesia, nơi có đa số dân theo đạo Hồi.
Ảnh: pewresearch.org
Nhìn chung, những người nói rằng việc trở thành thành viên của cộng đồng tôn giáo của họ là rất quan trọng để thực sự chia sẻ bản sắc dân tộc và họ muốn luật pháp của xã hội dựa trên tôn giáo của họ ít có khả năng coi các tôn giáo khác là tương thích với văn hóa và giá trị của quốc gia họ.
Họ cũng ít có khả năng chấp nhận những người theo các tôn giáo khác là hàng xóm - mặc dù hầu hết những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước cho biết họ sẽ sẵn sàng chấp nhận những người theo các tôn giáo khác là hàng xóm.
Ví dụ, trong số các tín đồ Hồi giáo Indonesia, những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước ít có khả năng hơn những tín đồ Hồi giáo khác khi nói rằng Cơ đốc giáo phù hợp với văn hóa và giá trị của Indonesia (53% so với 63%) hoặc nói rằng họ sẽ chấp nhận những tín đồ đạo Thiên Chúa là hàng xóm (64% so với 77%). Mẫu hình này nhìn chung vẫn đúng khi hỏi về các cộng đồng tôn giáo khác, chẳng hạn như người theo đạo Hindu và những người theo các tôn giáo truyền thống của Trung Hoa.
Tuy nhiên, những người theo đạo Phật ở Vương quốc Campuchia nổi bật hơn. Không có sự khác biệt đáng kể nào giữa những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước và những người theo đạo Phật khác ở Vương quốc Campuchia về bất kỳ câu hỏi nào về tính tương thích của các tôn giáo khác với văn hóa và giá trị của Campuchia hoặc những người hàng xóm tiềm năng.
(Để biết thêm về thái độ đối với các nhóm tôn giáo khác trên khắp các quốc gia được khảo sát, hãy đọc Chương 6.)
Những người liên kết tôn giáo với bản sắc dân tộc và nói rằng luật pháp quốc gia của họ nên dựa trên tôn giáo có nhiều khả năng nói rằng số lượng ngày càng tăng của các nhóm tôn giáo thiểu số khác nhau là mối đe dọa đối với Phật giáo hoặc Hồi giáo ở quốc gia của họ.
Ví dụ, ba trong mười Phật tử Thái Lan là những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước cho biết số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng ở Thái Lan là mối đe dọa đối với Phật giáo Thái Lan - nhiều hơn 21% Phật tử Thái Lan khác bày tỏ quan điểm này.
(Những câu hỏi này được thiết kế để đánh giá mức độ lo lắng về mặt nhân khẩu học, bất kể nhóm dân số thiểu số này có thực sự gia tăng ở các quốc gia được khảo sát hay không.)
Nhìn chung, những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước cũng có phần với khả năng hơn những người theo đạo Phật hoặc đạo Hồi khác khi nói rằng khách du lịch từ các quốc gia khác và ảnh hưởng của Trung Hoa là mối đe dọa đối với Phật giáo và đạo Hồi ở quốc gia của họ. Tuy nhiên, họ không có khả năng coi những kẻ cực đoan trong cộng đồng của họ là mối đe dọa đối với Phật giáo hoặc đạo Hồi ở quốc gia của họ. Ví dụ, trong số những người theo đạo Phật ở Sri Lanka, khoảng ba phần tư những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước và những người khác đều nói rằng những kẻ cực đoan Phật giáo là mối đe dọa đối với Phật giáo ở Sri Lanka (lần lượt là 73% và 75%).
Ảnh: pewresearch.org
Tương tự như vậy, nhìn chung không có sự khác biệt giữa các nhóm trong một quốc gia khi được hỏi liệu ảnh hưởng của Hoa Kỳ có phải là mối đe dọa hay không.
Cũng như các chủ đề khác, không có sự khác biệt đáng kể nào về các mối đe dọa được nhận thức đối với Phật giáo ở Vương quốc Campuchia giữa những người theo chủ nghĩa hợp nhất tôn giáo-nhà nước (để biết thêm thông tin về thái độ đối với các mối đe dọa được nhận thức đối với Phật giáo và Hồi giáo, hãy tham khảo Chương 6).
Ngày 28 tháng 9 năm 2023: Một phiên bản trước của văn bản trong Chương 6 đã hoán đổi tỷ lệ phần trăm người lớn ở Sri Lanka và Singapore cho rằng sự đa dạng về tôn giáo, dân tộc và văn hóa có tác động tích cực đến quốc gia của họ. Các biểu đồ và đồ họa có dữ liệu này là chính xác. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đáng kể đến các phát hiện của báo cáo này.
Chú thích:
1.Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan là 3 trong 7 quốc gia trên thế giới có đa số dân theo đạo Phật. Bốn quốc gia còn lại (Bhutan; Lào; Mông Cổ; và Myanmar) không được khảo sát do những thách thức về chính trị và/hoặc thách thức về hậu cần.
2.Trong khi cuộc khảo sát Malaysia năm 2022 được tiến hành qua điện thoại, thì cuộc khảo sát Malaysia năm 2011-2012 được tiến hành trực tiếp.
3.Trong khi Trung tâm nghiên cứu Pew có thể khảo sát tự do tại Singapore, độc giả cần lưu ý trong suốt báo cáo này rằng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí bị hạn chế ở Singapore. Các học giả đã lưu ý rằng, tại Singapore, “mọi người thường kiềm chế không bày tỏ quan điểm của mình khi họ tin rằng chính phủ không đồng ý với ý kiến của họ”. Chính phủ Singapore rất coi trọng việc duy trì sự hòa hợp tôn giáo, vì vậy các câu hỏi về các cộng đồng tôn giáo khác có thể bị ảnh hưởng bởi xu hướng này. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi chính phủ không có lập trường rõ ràng về một chủ đề, người công dân Singapore sẵn sàng bày tỏ ý kiến của mình hơn.
4.Nguồn gốc tôn giáo của thuyết nhân quả nghiệp báo được các học giả tranh luận, nhưng khái niệm này có nguồn gốc sâu xa từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Sikh và Kỳ Na giáo.
5.Để biết thêm thông tin về việc tỏ lòng tôn kính các vị thần linh và những vong linh, hãy đọc nghiên cứu trường hợp của Thái Lan này.
6.Trong bối cảnh này, bàn thờ tang lễ có thể được hiểu là một địa điểm cao dành riêng để tưởng nhớ người đã khuất, thường là trong nhà của một thành viên trong gia đình. Nó có thể khác biệt với bàn thờ chính của một hộ gia đình (nếu họ có) hoặc kết hợp với các vật linh thiêng khác. Một bàn thờ tưởng niệm thường có thể bao gồm những thứ sau: hình ảnh của người đã khuất, nơi trang trí hoa, quả, bát nhỏ đựng cơm, đồ uống (thường là trà) hoặc nhang. Tro cốt cũng có thể được đặt trên bàn thờ.
7.Trong năm 2011-2012, Trung tâm nghiên cứu Pew đã khảo sát các quốc gia có dân số Hồi giáo đáng kể trên thế giới, bao gồm Indonesia và Malaysia. (Cuộc khảo sát trước đó cũng bao gồm người Hồi giáo Thái Lan, nhưng các cuộc phỏng vấn chỉ được thực hiện ở các tỉnh cực nam của đất nước.) Do sự khác biệt trong cách diễn đạt và bản dịch của các câu hỏi, nên chỉ có thể thực hiện những so sánh hạn chế về tính tôn giáo giữa cuộc khảo sát năm 2011-2012 và cuộc khảo sát năm 2022, nhưng những phát hiện cho thấy rằng người Hồi giáo ở cả hai quốc gia vào cả hai thời điểm đều khá sùng đạo. Ví dụ, trong năm 2011-2012, ít nhất chín trong số mười người Hồi giáo Indonesia và Malaysia cho biết tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ và ít nhất chín trong số mười người Hồi giáo ở cả hai quốc gia đều nói như vậy trong cuộc khảo sát mới. Trong khi cuộc khảo sát Malaysia năm 2022 được thực hiện qua điện thoại, thì cuộc khảo sát Malaysia năm 2011-2012 được thực hiện trực tiếp.
8.Tuy nhiên, sự khác biệt giữa những người trả lời lớn tuổi và trẻ tuổi không nhất thiết chỉ ra những thay đổi trong xã hội theo thời gian. Trong một số bối cảnh, người lớn có xu hướng trở nên sùng đạo hơn khi họ già đi, có thể là do kết hôn và sinh con hoặc gần chết hơn.
9.Ở Malaysia, “ngoại ô” được bao gồm trong “đô thị”.
10.Số liệu điều tra dân số năm 2000, 2010 và 2020 được lấy từ trang web của Cục Thống kê Singapore. Số liệu năm 1980 và 1990 được Cục Thống kê cung cấp theo yêu cầu.
11.Tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa và Đạo giáo được xem xét cùng nhau trong cuộc điều tra dân số của Singapore.
12.Barr, Michael D. 2010. “Hồi giáo hóa Malaysia: Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo phục vụ cho chủ nghĩa dân tộc.” Tạp chí Quan hệ Quốc tế Úc. Cũng tham khảo Tonsakulrungruang, Khemthong. 2021. “Sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo ở Thái Lan và tác động tiêu cực của nó đối với tự do tôn giáo.” Tạp chí Luật và Xã hội Châu Á. Và đọc thông tin sau đây để biết thông tin về lịch sử gần đây đặc biệt của chủ nghĩa dân tộc Campuchia: Keyes, Charles. 2016. “Phật giáo Nguyên thủy và chủ nghĩa dân tộc Phật giáo: Sri Lanka, Myanmar, Campuchia và Thái Lan.” The Review of Faith & International Affairs.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.pewresearch.org