Đầu tư phát triển du lịch ẩm thực

Đầu tư phát triển du lịch ẩm thực
4 giờ trướcBài gốc
Du khách nước ngoài thưởng thức món ngon của Việt Nam.
Đà Nẵng là thành phố thứ ba của Việt Nam (sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) được cẩm nang ẩm thực hàng đầu thế giới này ghi danh với hải sản đặc sắc và ẩm thực vùng miền phong phú. Với sự phong phú, đa dạng, hài hòa và tinh tế, ẩm thực Việt được coi là tài nguyên giúp tạo lợi thế so sánh để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên bản đồ du lịch thế giới.
Những năm qua, nhiều địa phương đã chú trọng quy hoạch và xây dựng “bản đồ ẩm thực” nhằm thu hút du khách. Các công ty du lịch cũng thiết kế các chương trình du lịch trong đó du khách được trải nghiệm ẩm thực đường phố theo cách gần gũi, thực chất nhất. Tuy nhiên, lâu nay ẩm thực Việt Nam vẫn chỉ được tiếp cận như một yếu tố góp phần làm nên thành công của chuyến đi chứ chưa được coi là một loại hình du lịch, cũng chưa được xây dựng thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Hiện du lịch chưa xây dựng được tour ẩm thực chuyên biệt, chưa phải là sản phẩm cốt lõi tạo ra yếu tố quyết định để hút khách.
Ẩm thực Việt cũng chưa được chú trọng đầu tư và quảng bá đúng nghĩa; ẩm thực đường phố được đầu tư rải rác và tự phát; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trở ngại rất lớn khiến ẩm thực Việt chưa thể đạt đến sự hoàn hảo.
Ẩm thực Việt cũng chưa được chú trọng đầu tư và quảng bá đúng nghĩa; ẩm thực đường phố được đầu tư rải rác và tự phát; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trở ngại rất lớn khiến ẩm thực Việt chưa thể đạt đến sự hoàn hảo. Nguồn nhân lực du lịch ẩm thực lại chưa đáp ứng nhu cầu, lao động qua đào tạo ở các khu, điểm du lịch, nhà hàng chỉ đạt 26,1%. Hầu hết nhà hàng, quán ăn là do gia đình tự quản lý, nhân viên chủ yếu là lao động phổ thông, thời vụ, chưa qua đào tạo...
Tại hội thảo “Xu hướng mới trong đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam” do Cục Du lịch quốc gia tổ chức gần đây, các chuyên gia khẳng định: Cần đầu tư phát triển du lịch ẩm thực. Và để phát triển du lịch ẩm thực bền vững, cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp. Trước hết là đầu tư cho giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức về giá trị của ẩm thực truyền thống. Các cơ sở giáo dục có thể tích hợp chương trình giảng dạy về ẩm thực và văn hóa vào chương trình học. Không chỉ hướng tới việc nâng cao kỹ năng nấu ăn, mà còn tạo ra ý thức trách nhiệm về việc giữ gìn văn hóa ẩm thực.
Tiếp đến là đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực phong phú, đa dạng. Để có thể xây dựng được tour ẩm thực chuyên biệt phải tìm được món ăn, điểm nhấn từ đó xây dựng hệ thống nhà hàng chuyên nghiệp về ẩm thực Việt.
Các công ty lữ hành và nhà hàng phải tìm được tiếng nói chung dưới sự quản lý, hướng dẫn của Cục Du lịch quốc gia. Cần cá biệt hóa những trải nghiệm về ẩm thực của du khách trên cơ sở kết hợp khám phá và thực hành, cho du khách thử cảm giác nuôi trồng, sơ chế, chế biến nguyên liệu thành món ăn, giao lưu với các chuyên gia ẩm thực... để hiểu hơn về ẩm thực Việt Nam với sự tinh tế, kỳ công trong quy trình chế biến và ý nghĩa văn hóa gắn với từng món ăn. Xây dựng các tour ẩm thực đặc biệt gắn với các lễ hội ẩm thực, sự kiện văn hóa truyền thống tại các vùng miền. Du khách có thể tham gia vào các tour khám phá, trải nghiệm ẩm thực đường phố... Các địa phương cần tổ chức các lễ hội ẩm thực hằng năm, nơi du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản và tìm hiểu về quá trình chế biến. Việc xây dựng các địa điểm ẩm thực kết hợp với nghệ thuật địa phương sẽ tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho du khách.
Một yếu tố rất quan trọng là phải thiết lập các tiêu chuẩn và chứng nhận cho các nhà hàng và quán ăn phục vụ món ăn truyền thống. Chính quyền và các hiệp hội ngành nghề có thể phát triển các tiêu chí đánh giá chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và sự thân thiện với môi trường cho các cơ sở kinh doanh ẩm thực. Chứng nhận này vừa giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn vừa thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà hàng, quán ăn.
Hệ thống này được cập nhật thường xuyên để bảo đảm tính chính xác và phù hợp với xu thế. Rất cần một chiến lược quảng bá du lịch ẩm thực đồng bộ và sáng tạo; trong đó, sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, video, blog du lịch để giới thiệu những trải nghiệm ẩm thực độc đáo tại Việt Nam; hợp tác với các blogger, các nhân vật có ảnh hưởng trong lĩnh vực du lịch và ẩm thực để lan tỏa thông điệp và thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế; xây dựng các trang web và ứng dụng (App) di động chuyên biệt cho du lịch ẩm thực giúp du khách có thể tìm kiếm thông tin, đặt chỗ và đánh giá các địa điểm ẩm thực...
Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch ẩm thực là một dòng sản phẩm quan trọng, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và thương hiệu du lịch Việt Nam. Hy vọng việc đầu tư cho phát triển du lịch ẩm thực sẽ được du lịch Việt Nam coi là bước đi chiến lược trong thời gian tới.
ĐÔNG VIỆT
Nguồn Nhân Dân : https://nhandan.vn/dau-tu-phat-trien-du-lich-am-thuc-post856730.html