Đây mới là loại xương rồng độc đáo mang lại may mắn, dễ chăm sóc dân chơi cần biết

Đây mới là loại xương rồng độc đáo mang lại may mắn, dễ chăm sóc dân chơi cần biết
16 giờ trướcBài gốc
Các loại xương rồng phổ biến
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại xương rồng rất phổ biến. Trên thế giới có khoảng 1300 loài với 100 chi, họ nhưng có thể tạm chia ra làm hai loại đó là xương rồng dạng trụ và xương rồng tròn.
Xương rồng trụ
Thân cây có hình trụ, gai mọc đều hai bên, loại xương rồng này có kích thước lớn và sinh trưởng nhanh hơn các loại xương rồng còn lại. Người ta thường dùng thân loại xương rồng trụ ghép với các loài khác để tạo ra các tác phẩm độc đáo thân hình trụ nhưng đỉnh lại gồm nhiều cây hình tròn.
Thân cây có hình trụ, gai mọc đều hai bên, loại xương rồng này có kích thước lớn và sinh trưởng nhanh hơn các loại xương rồng còn lại.
Bản chất các loài thực vật cùng họ có thể kết nối được với nhau và sinh trưởng mạnh mẽ. Hiện nay nhiều người ghép các loại xương rồng độc đáo vào cây thăng long, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh gấp đôi. Tuy nhiên, nhược điểm là thân cây rất dễ bị úng nước và nhanh chết.
Xương rồng tròn
Đây là loại cây thường được trồng trong chậu làm cảnh có kích thước nhỏ gọn dễ sống, có khả năng ra hoa nên được ưa chuộng làm cây cảnh phong thủy, cây văn phòng… Hiện nay người ta lai tạo ra hàng trăm dòng xương rồng với các màu khác nhau nhìn rất đẹp mắt.
Trong phong thủy nhiều người cũng trưng bày cây xương rồng tròn trong nhà với ý nghĩa mang lại may mắn.
Nổi bật là dòng xương rồng lem tức là một cây xương rồng nhưng có nhiều màu khác nhau như xanh lem đỏ, xanh lem vàng… với giá trị rất cao và được nhiều người ưa chuộng. Trong phong thủy nhiều người cũng trưng bày cây xương rồng tròn trong nhà với ý nghĩa mang lại may mắn.
Xương rồng cổ đại
Đây là các loài có thời gian sống lên tới hàng trăm năm, khả năng lớn rất chậm chỉ khoảng 10cm/năm, tuy nhiên khi trồng vài chục năm cây rất cao to mang tính thẩm mỹ cao, độc lạ. Vì thế nên các loại xương rồng này được săn đón để trang trí các quán cà phê hay khu vực sang trọng.
Các loài này chủ yếu mọc ở các vùng sa mạc ở Mỹ và Châu Phi có một số ít được nhập khẩu vào Việt Nam, tuy nhiên khá khó chăm sóc nên số lượng cây lớn tại nước ta còn khá thấp.
Cách chăm sóc cây xương rồng
Đây là loại cây vốn sinh trưởng ở những nơi khô cằn như vách núi, vách đá, sa mạc. Mặc dù ở nơi đó đất trồng có rất ít chất dinh dưỡng nhưng cây sống vẫn rất tốt. Vì vậy khi trồng cây xương rồng, bạn chỉ cần đáp ứng đủ đất tơi xốp thoáng khí, đáp ứng đủ các điều kiện dinh dưỡng cơ bản.
Bạn cần quan sát cây thường xuyên nếu cây căng tròn, cứng cáp, gai khỏe và đỉnh sinh trưởng tốt.
Công thức đất trồng: Theo kinh nghiệm khi trộn đất trồng cây xương rồng bạn nên trộn ít nhất 50% hỗn hợp than đá đã sử dụng đập nhỏ bằng nửa đầu ngón tay. Hỗn hợp này vừa thoáng khí, thoát nước tốt lại cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Bạn cần quan sát cây thường xuyên nếu cây căng tròn, cứng cáp, gai khỏe và đỉnh sinh trưởng tốt. Nếu bạn cảm thấy cây không xanh tốt kém phát triển thì rất có thể là bộ rễ của cây có vấn đề hoặc chúng ta trộn đất trồng sai, và khi đó cần nhổ rễ lên và thay đất mới.
Ánh sáng: Xương rồng là một loại cây cần rất nhiều ánh sáng để phát triển vì vậy chúng ta cần đặt cây ở nơi thích hợp. Đủ ánh sáng cần thiết thì cây sẽ xanh tốt, lên màu đẹp và nhiều gai. Nếu không đáp ứng đủ dinh dưỡng và ánh sáng cho cây xương rồng thì chúng sẽ rất khó để ra hoa thậm chí cây bị còi, suy dinh dưỡng.
Sâu bệnh: Bệnh thường gặp nhất trên cây xương rồng đó chính là rệp sáp, dấu hiệu là các đốm li ti màu trắng nếu để lâu rệp sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây và làm cho cây bị xấu.
Cách điều trị: Tiến hành nhổ cây xương rồng lên cắt hết rễ sau đó dùng bàn chải chà hết các con rệp dính trên thân. Sau đó mua thuốc đặc trị rệp bảo vệ thực vật ngâm cây xương rồng vào khoảng 2 tiếng để giết các con rệp còn sót lại trong kẽ. Sau đó tiến hành trồng lại khoảng 2 – 3 tháng sau cây sẽ hồi phục trở lại.
Bệnh rỉ sét và bệnh ghẻ trên cây xương rồng: Nguyên nhân là khi trồng quá lâu nhưng không thay đất thì phần thân và rễ của cây bị chai không phát triển tiếp dẫn đến tình trạng xuất hiện đốm ghẻ trên cây làm mất thẩm mỹ và khó khắc phục hậu quả. Để khắc phục tình trạng này định kỳ 1 năm bạn nên thay đất và cắt ngắn rễ cho cây một lần rễ quá dài khiến cây khó hút chất dinh dưỡng.
Tưới nước: Khi bạn trồng đúng loại đất có độ thoáng hợp lý thì không cần quá lo lắng về việc tưới bao nhiêu, tưới như thế nào bởi vì khi mình tưới tràn trực tiếp lên cây xương rồng thì nước thoát rất nhanh do đất rất thoáng.
Đinh Huế (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/day-moi-la-loai-xuong-rong-doc-dao-mang-lai-may-man-de-cham-soc-dan-choi-can-biet-172250403114527481.htm