Đề Ngữ văn tập huấn dành cho lớp 10.
Đáp án tham khảo
I. ĐỌC HIỂU (Trích đoạn vở chèo cổ Lưu Bình - Dương Lễ)
Câu 1. Có 03 nhân vật xuất hiện trực tiếp.
Câu 2. Có 02 lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong văn bản trên: (chào vào), (cùng hạ).
Câu 3. Từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại hình của nhân vật Lưu Bình: quần nước xáo, áo nước dưa. Tình cảnh của nhân vật Lưu Bình: cuộc sống khó khăn, nghèo đói.
Câu 4. Yếu tố gây cười trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật hầu phòng: béo là tính từ thể hiện trạng thái, đặc điểm cơ thể, được sử dụng cho các bộ phận riêng lẻ, tạo ra cách hiểu khác. Cách nói dông dài, vòng vo, không trực tiếp đi vào vấn đề thể hiện ngôn ngữ hài hước, đặc trưng của nhân vật hề trong chèo.
Câu 5. Dương Lễ thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho Lưu Bình: thông qua lời độc thoại: thương bạn đêm ngày canh cánh; qua hành động lo lắng, sốt ruột, hỏi han kĩ lưỡng về tình hình của bạn.
Câu 6. Gợi ý: Nêu được ấn tượng sâu sắc nhất về một nhân vật. Trình bày được lí do khiến nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với bản thân.
II. VIẾT (Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen miệt thị ngoại hình)
* Nêu và giải thích vấn đề nghị luận.
* Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
- Miệt thị ngoại hình là việc dùng ngôn ngữ hoặc hành vi để chê bai, đánh giá tiêu cực về ngoại hình của người khác.
- Biểu hiện của thói quen miệt thị ngoại hình người khác, nhất là ở giới trẻ hiện nay:
+ Có những nhận xét tiêu cực về ngoại hình (dáng người, khuôn mặt, trang phục, màu tóc, màu da…) của những người xung quanh.
+ Tỏ thái độ chê bai, có những bình luận tiêu cực về ngoại hình của người khác trên các phương tiện thông tin.
+ Đánh giá, phán xét về phẩm chất của người khác căn cứ vào dáng vẻ bề ngoài …
- Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen miệt thị ngoại hình người khác:
+ Khiến bản thân người miệt thị trở nên ích kỉ, vô cảm; nếu có những hành động, lời nói làm tổn thương nghiêm trọng đến người khác sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
+ Người bị miệt thị ngoại hình sẽ cảm thấy bị xúc phạm, trở nên mặc cảm, tự ti, thậm chí là trầm cảm dẫn đến những hành vi tự tổn thương chính mình.
+ Dễ dẫn đến những trào lưu xã hội tiêu cực, làm lệch lạc cái nhìn về con người, phá vỡ các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, đi ngược lại với truyền thống văn hóa của người Việt Nam…
(Lưu ý: Học sinh có thể triển khai theo hướng nói về lợi ích của việc từ bỏ thói quen miệt thị ngoại hình)
- Đề xuất giải pháp để từ bỏ thói quen miệt thị ngoại hình:
+ Cần nhận thức được con người vốn không hoàn hảo và mọi người đều bình đẳng;
+ Đặt mình vào vị thế của người khác để cảm nhận;
+ Cẩn thận trong hành động và lời nói, tránh làm tổn thương đến người khác;
+ Học tập, trải nghiệm để nâng cao nhận thức của bản thân;
+ Tôn trọng chính mình và tôn trọng mọi người xung quanh…
- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác (chẳng hạn, có người cho rằng mỗi người có quyền nhận xét, phán xét người khác) để có cái nhìn toàn diện.
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
Ly Hương