Đề xuất giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản chưa hết 'nóng', lại thêm đề xuất giao dịch vàng bằng phương tiện điện tử

Đề xuất giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản chưa hết 'nóng', lại thêm đề xuất giao dịch vàng bằng phương tiện điện tử
14 giờ trướcBài gốc
Đề xuất giao dịch vàng bằng phương tiện điện tử
Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được công bố đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư, nhà sản xuất, kinh doanh vàng.
Về cơ bản, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, hiệp hội đều đồng tình với việc Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24.
Thông tin từ Ngân hàng Viettinbank, Viettingold, Doji cho rằng, trong bối cảnh các sản phẩm công nghệ được ứng dụng rộng rãi như hiện nay, bản thân các hoạt động nền tảng của tổ chức tín dụng như cho vay, bảo lãnh cũng đã có quy định về "cho vay bằng phương tiện điện tử", "bảo lãnh điện tử"…, thì việc giao dịch mua, bán vàng bằng phương tiện điện tử là hoàn toán phù hợp và có thể thực hiện được.
Một số ngân hàng thương mại đề xuất cần có quy định cụ thể về việc giao dịch mua, bán vàng bằng phương tiện điện tử. Ảnh: BẢO LOAN
Do đó, các đơn vị cho rằng, cần xem xét, đưa nội dung này vào Nghị định. Đặc biệt là cơ cấu một điều khoản trong Nghị định, hoặc xác định một nguyên tắc quản lý tại Điều 4 về "Mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ bằng phương tiện điện tử".
Ngoài ra, các đơn vị này cũng kiến nghị NHNN bổ sung quy định, hướng dẫn thực hiện hoạt động bán vàng miếng trực tuyến kết hợp nhận vàng trực tiếp tại các điểm giao dịch được cấp phép và có lộ trình cho phép triển khai thêm các sản phẩm khác để hỗ trợ thanh khoản của thị trường như: vàng kỳ hạn, chứng chỉ vàng, tiết kiệm/cho vay vàng, sàn giao dịch vàng quốc gia…
Trong khi đó, Agribank cũng đề xuất phát hành Chứng nhận sở hữu vàng cho khách hàng mà chưa cần thực hiện giao dịch vàng vật chất.
Một số doang nghiệp kinh doanh vàng đề xuấtbổ sung nguyên tắc "Nghiêm cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán dưới mọi hình thức". Ảnh: BẢO LOAN
Ngân hàng Viettinbank cũng đề xuất bổ sung cơ chế cho phép tổ chức tín dụng có Giấy phép xuất, nhập khẩu vàng miếng , vàng nguyên liệu, Giấy phép sản xuất vàng miếng được ủy quyền cho Công ty con của ngân hàng thực hiện các hoạt động trong Giấy phép.
Trái ngược với những ý kiến đề xuất trên của các ngân hàng, Hiệp hội kinh doanh Vàng cho rằng không nên bổ sung tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Bởi điểm này mâu thuẫn và không phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
Cần có đơn vị thứ 3 kiểm định chất lượng vàng độc lập
Tại bảng tổng hợp góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 24, ngân hàng HDBank, Techcombank, BIDV, Viettinbank cho rằng, cần thêm quy định có Trung tâm kiểm định chất lượng vàng độc lập để đảm bảo đồng bộ chất lượng vàng miếng trong giao dịch;
Đồng thời, cho phép bên thứ ba có năng lực được tham gia kiểm định chất lượng vàng miếng (trọng lượng, hàm lượng…) do doanh nghiệp được phép sản xuất.
Đặc biệt là cần có tiêu chuẩn chung cho cả thị trường về khối lượng, hàm lượng vàng miếng từ cơ quan quản lý nhà nước để các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sản xuất vàng miếng áp dụng và bổ sung hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn vàng miếng được phép mua bán (loại vàng miếng, các tiêu chí kỹ thuật như hàm lượng, trọng lượng, sai số cho phép…).
Ngoài ra, Tập đoàn đá quý Doji đề xuất bổ sung nguyên tắc "Nghiêm cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán dưới mọi hình thức".
Về những nội dung trên, tại phần tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngàng, Bộ Công an cho rằng, Dự thảo Nghị định quy định xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cho phép các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được sản xuất vàng miếng và tạo cơ chế cho phép nhập khấu vàng để có nguồn vàng nguyên liệu.
Tuy nhiên, xét tổng thế tại dự thảo Nghị định đề cập nhiều hình thức Giấy phép (Giấy phép sản xuất vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng miếng đối với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sản xuất vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sản xuất vàng miếng), nguy cơ xuất hiện cơ chế "Giấy phép mẹ" tạo ra nhiều "Giấy phép con" và cơ chế cấp quota hạn ngạch sản xuất vàng miếng/hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu theo từng năm, từng lần.
Tại dự thảo Nghị định sẽ có nhóm doanh nghiệp và ngân hàng thương mại đủ điều kiện vốn điều lệ để được cấp phép sản xuất vàng miếng /nhập khẩu vàng nguyên liệu như 03 công ty (SJC, PNJ, DOJI), 04 NHTMNN (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV) và 04 Ngân hàng thương mại cổ phần (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân TMCP Á Châu).
Song, với cơ chế "Giấy phép con" và cấp quota hạn ngạch trên dễ dẫn đến việc tiêu cực cấp phép phát sinh, nguy cơ tập trung độc quyền sản xuất vàng miếng/nhập khẩu phân phối vàng nguyên liệu vào nhóm đơn vị được cấp phép, khó khăn trong quản lý việc sản xuất, nhập khẩu vượt hạn mức và việc mua bán giấy phép/hạn ngạch, nếu thiếu cơ chế quản lý, giám sát, hậu kiểm chặt chẽ.
Ngoài các hình thức Giấy phép nêu trên, dự thảo Nghị định vẫn quy định các Giấy phép con như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm... có thể "tăng áp lực" về thủ tục hành chính, tạo "rào cản" cho hoạt động kinh doanh vàng của doanh nghiệp.
B.Loan
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/de-xuat-giao-dich-vang-tu-20-trieu-dong-ngay-tro-len-qua-tai-khoan-chua-het-nong-lai-them-de-xuat-giao-dich-vang-bang-phuong-tien-dien-tu-172250716161743866.htm