Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích bắt đầu xuất hiện từ mức 5.000 bước/ngày, khi đạt ngưỡng 7.000 bước/ngày, nguy cơ ung thư giảm 11% và tăng thành 16% nếu đạt 9.000 bước. Việc đi bộ nhiều hơn 9.000 bước không giúp giảm nguy cơ ung thư thêm đáng kể.
Khoa học chứng minh đi bộ từ 5.000 bước chân mỗi ngày sẽ đem lại thay đổi tích cực cho sức khỏe. Ảnh: P.V
Nghiên cứu đã xem xét 13 loại ung thư bao gồm: thực quản, gan, phổi, thận, dạ dày, nội mạc tử cung, bạch cầu dòng tủy, u tủy, đại tràng, đầu và cổ, trực tràng, bàng quang và vú. Kết quả cho thấy xu hướng nhất quán: tăng bước đi bộ hằng ngày giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này.
Tại Việt Nam, tình hình ung thư cũng trở nên đáng lo ngại qua mỗi năm với 180.480 ca mắc mới và 120.184 ca tử vong do ung thư trong năm 2022. Với tỷ lệ mắc và tử vong cao, ung thư đang trở thành một gánh nặng lớn cho hệ thống y tế Việt Nam, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để nâng cao nhận thức và tăng cường các biện pháp phòng ngừa.
Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 85.000 người Anh, những người tham gia đeo thiết bị theo dõi hoạt động suốt một tuần để đo lường số bước chân và cường độ vận động. 6 năm sau, các nhà khoa học theo dõi và phát hiện người đi từ 5.000 đến 9.000 bước mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn, bất kể tốc độ đi bộ.
Trên thực tế, việc đi bộ có thể được thực hiện hàng ngày như: lựa chọn đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ thay vì các phương tiện khác đối với quãng đường ngắn, vừa phải. Thường xuyên vận động, đi lại trong lúc giải lao giữa giờ làm việc…
Trên toàn cầu, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, với gần 10 triệu ca tử vong mỗi năm, tương đương khoảng 1/6 tổng số ca tử vong vì tất cả nguyên nhân.
PHƯƠNG VI