Nhà có con nhỏ, tôi chẳng muốn làm việc thâu đêm suốt sáng. Thế nhưng cũng vì lo cho tương lai của các con, muốn kinh tế dư dả cho các bé sang nước ngoài du học nên mỗi ngày tôi lại cố gắng thêm một chút.
Tháng trước, tôi nhận lời giám đốc đi công tác Sài Gòn tận 1 tuần để chốt hợp đồng lớn với khách hàng. Nếu ký được hợp đồng đó tôi sẽ được phần trăm hoa hồng khá cao, thậm chí cất nhắc thăng chức. Ban đâu tôi khá lăn tăn về việc này vì đúng là không lỡ giao mọi công việc nhà lại cho cô giúp việc 54 tuổi bởi tôi biết tính chồng mình kém cỏi trong việc chăm sóc con cái.
Ảnh minh họa
Chia sẻ chuyện này, cả cô giúp việc và chồng đều động viên tôi nên chớp lấy cơ hội này vì chẳng mấy ai mà có được. Cô giúp việc nói:
- Cháu cứ yên tâm mà đi công tác, lo công việc cho xong đi, việc ở nhà đã có cô lo cho hai đứa. Cùng lắm cô sẽ bắt bố chúng nó phải lao vào làm.
Chồng tôi cũng rất ủng hộ tôi:
- Ừ thì em cứ đi đi, nhanh chóng xong việc thì về cũng được. Con ở nhà đã có bác ấy lo, anh hứa là sẽ cố gắng phụ.
Được lời như cởi tấm lòng, tôi đồng ý nhận đi công tác theo lời giám đốc. Vì 1 tuần làm việc căng thẳng nên tôi chẳng có mấy thời gian gọi điện về nhà, chỉ thỉnh thoảng quan sát từ xa bằng camera giám sát, thấy chồng và các con vẫn khỏe mạnh là yên tâm.
Kết thúc 1 tuần công tác vất vả, cuối cùng tôi cũng đạt được thành công như kế hoạch đề ra. Đặt chiếc balo nặng chịch xuống ghế sofa, tôi xoay người tìm các con. Thằng lớn từ trong phòng chạy ra ôm chầm lấy mẹ:
- Ôi mẹ đã về, mẹ có biết là con nhớ mẹ lắm không? Sao mẹ không điện thoại cho con, con nhớ mẹ lắm lắm!
- Ừ mẹ xin lỗi, mẹ bận quá thể luôn, mẹ cũng nhớ con lắm, giờ mẹ về rồi mẹ sẽ bù đắp nhé. Mẹ mua quà cho con và em này. Bố, em và bà (giúp việc) đâu con?
Ảnh minh họa
- Bà bế em sang nhà hàng xóm chơi còn bố thì hôm nay đi dạy ở trường mẹ ạ.
- Ừ, để mẹ nghỉ tí rồi mẹ đi tìm em với bà. Kể cho mẹ xem nào, 1 tuần nay con học hành và ăn uống thế nào, nhà có gì khác không con?
- Con được 3 điểm 10 và 2 điểm 9 trong bài kiểm tra mẹ ạ. Con ngoan, vâng lời bố và bà ạ. Nhà vẫn bình thường, có đêm hôm trước em Bin ốm nên quấy lắm mẹ, con chẳng ngủ được vì em khóc quá. Bà với bố ở trong phòng suốt 1 đêm dỗ em.
- Bố cũng dỗ em á? Thật không? Con không nói dối chứ?
- Vâng, thấy em khóc nên cả con và bố chạy sang phòng thì bà đang dỗ em nhưng em không nghe. Bố bế em xong đong đưa đi đi lại lại trong phòng thì em nghe. Vậy là tối hôm đó cả con, bà và bố đều ngủ ở trong phòng đó để dỗ em mà.
Nghe con trai kể mà tôi mừng rỡ vì nhận ra được sự thay đổi của chồng.
Với cả hai lần sinh con và nuôi con, chồng tôi dường như rất kém trong việc chăm sóc trẻ nhỏ nên tôi mới phải thuê cô giúp việc ở dưới quê lên. Chồng tôi lúc nào cũng bận rộn với công việc, chăm sóc trẻ rất lóng ngóng nên hầu như việc chăm sóc 2 đứa con đều do tôi và bà giúp việc đảm đương, anh phụ trách việc nhà và bếp núc.
Vậy nhưng khi xem lại camera buổi tối hôm con trai nói, tôi đã thực sự hạnh phúc khi thấy chồng mình dường như thức suốt đêm để chăm đứa nhỏ bị ốm, ngạt mũi.
Ảnh minh họa
Tôi thật không ngờ chuyến công tác của mình lại mang lại nhiều hiệu quả đến vậy, không chỉ thành công trong công việc mà còn giúp chồng tôi thay đổi tư duy, xắn tay vào công việc chắm sóc con cái cùng tôi. Hóa ra đàn ông có thể làm được tất thảy, từ nhà cửa, cơm nước, nội trợ, cho đến con cái, miễn là phụ nữ phải cho họ cơ hội được làm chồng, làm cha.
Tôi nắm được điều đó nên tích cực tạo điều kiện bắt chồng mình phải tham gia vào công việc chăm sóc và nuôi dạy con cái cùng mình từ đó.
Tâm sự từ độc giả thuychau...
Chăm sóc tổ ấm gia đình bao gồm nhà cửa, cơm nước, con cái là nhiệm vụ không chỉ của người vợ, người mẹ mà cả đấng mày râu trong gia đình. Bởi mỗi người khi làm các công việc này sẽ đem lại những mặt lợi ích riêng. Nhất là trong việc chăm sóc và quan tâm trẻ nhỏ, người cha đóng vai trò quan trọng.
Chính vì thế, để người chồng cũng tham gia vào các công việc nuôi dạy con, người vợ cần:
1. Giao tiếp mở
Người vợ nên tạo ra một không gian an toàn để hai vợ chồng có thể thảo luận về những kỳ vọng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con. Việc chia sẻ cảm xúc và ý kiến sẽ giúp cả hai hiểu rõ hơn về vai trò của nhau.
2. Phân chia công việc rõ ràng
Cần có sự phân công công việc cụ thể. Người vợ có thể liệt kê các công việc cần thiết trong việc chăm sóc và nuôi dạy con như cho con ăn, tắm rửa, dạy học, và chơi với trẻ. Sau đó, cùng nhau thảo luận để phân chia những nhiệm vụ này một cách hợp lý.
3. Khuyến khích và động viên
Người vợ cần khuyến khích chồng tham gia bằng cách tạo ra những cơ hội để anh ấy thể hiện khả năng và sự quan tâm đến con cái. Các lời khen ngợi và động viên sẽ giúp chồng cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào việc nuôi dạy con.
4. Lên kế hoạch cùng nhau
Việc lên kế hoạch cho các hoạt động gia đình, từ việc đi chơi đến các buổi học, sẽ giúp người chồng cảm thấy mình là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy con. Đây cũng là cơ hội để cả hai cùng nhau tạo ra những kỷ niệm đẹp cho con.
5. Tạo sự gần gũi
Người vợ có thể tạo ra các hoạt động mà cả hai cha mẹ cùng tham gia với con, như đọc sách, chơi trò chơi, hay tham gia các hoạt động ngoài trời. Những khoảnh khắc này không chỉ giúp con cái cảm thấy gần gũi với cả bố mẹ, mà còn giúp người chồng gắn bó hơn với con.
6. Hỗ trợ nhau trong việc học tập
Người vợ có thể khuyến khích chồng tham gia vào việc học tập của con bằng cách cùng nhau làm bài tập, tham gia vào các hoạt động học tập tại trường hoặc hỗ trợ các dự án của con. Điều này không chỉ tăng cường mối quan hệ giữa cha và con mà còn giúp người chồng cảm thấy mình có vai trò trong việc giáo dục con.
7. Chia sẻ trách nhiệm trong các công việc nhà
Việc chia sẻ công việc nhà sẽ tạo điều kiện cho người chồng có thêm thời gian tham gia vào việc nuôi dạy con. Khi người vợ và chồng cùng nhau làm việc nhà, họ sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc và chơi với con.
8. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau
Người vợ nên lắng nghe và tôn trọng những ý kiến và cách tiếp cận của người chồng trong việc nuôi dạy con. Điều này sẽ giúp tạo ra sự đồng thuận và hợp tác tốt hơn giữa hai vợ chồng.
9. Đặt ra những mục tiêu chung
Cả hai nên cùng nhau đặt ra những mục tiêu trong việc nuôi dạy con, từ việc giáo dục đến các giá trị mà họ muốn truyền đạt. Việc có những mục tiêu chung sẽ giúp cả hai cùng hướng tới một định hướng nuôi dạy con nhất quán.