Đi nước ngoài chữa bệnh tốn cả tỷ đồng, về nước ngỡ ngàng giá bằng 1/4

Đi nước ngoài chữa bệnh tốn cả tỷ đồng, về nước ngỡ ngàng giá bằng 1/4
một ngày trướcBài gốc
Cùng 1 loại thuốc, giá gấp 4 lần
Mới đây, một nữ bệnh nhân bị ung thư phổi tìm đến Bệnh viện E (Hà Nội) khám và xin tư vấn điều trị. Trước đây, người phụ nữ này đã sang Singapore để chữa bệnh. Bác sĩ tại đó kê đơn một loại thuốc đích uống trong 1 tháng (30 viên) với giá gần 7.200 USD (183 triệu đồng). Thuốc này tại Việt Nam đang có giá 42 triệu đồng. Thuốc ở Việt Nam hay Singapore đều được sản xuất tại một công ty dược ở Thụy Điển.
Ngoài ra, bệnh nhân còn chi trả thêm rất nhiều dịch vụ khác có giá cao như chụp cộng hưởng từ (MRI) có tiêm thuốc cản quang là 1.340 USD (34 triệu đồng) trong khi dịch vụ tương tự tại Việt Nam chỉ tốn 2,2-2,5 triệu đồng. Tương tự, chụp PET/CT ở Singapore giá 52 triệu đồng còn chi phí tại tại Việt Nam khoảng 20-25 triệu đồng, nếu có bảo hiểm y tế (BHYT), bệnh nhân chỉ chi trả khoảng 3-4 triệu đồng.
Theo nữ bệnh nhân, khi phát hiện ung thư phổi, bà rất hoang mang, lo lắng nên nghĩ ngay tới chuyện đi nước ngoài điều trị vì muốn sử dụng thuốc tốt nhất.
Khi về nước được các bác sĩ tư vấn, người bệnh đã đăng ký tiếp tục điều trị tại Việt Nam.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Trường hợp của bà M.T.D (70 tuổi, Hải Phòng) đang điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng tương tự. Bà D. bị ung thư phổi trái đã phẫu thuật tại Singapore và được chỉ định điều trị thuốc miễn dịch. Sau một thời gian chữa bệnh tại nước ngoài, kinh phí cao, không thuận tiện con cái chăm sóc nên bà D. về Việt Nam đến Bệnh viện Bạch Mai xin tư vấn.
Người bệnh và gia đình ngỡ ngàng khi biết loại thuốc được kê ở Singapore cũng phổ biến ở Việt Nam và được hỗ trợ của hãng nên chi phí rẻ bằng 1/10 lần. Đến nay, bà D. đã điều trị được 2 năm, bệnh tình ổn định, kinh tế vẫn đủ duy trì.
Ông N.T.C (56 tuổi, Hà Nội) bị ung thư dạ dày đã được phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nạo vét hạch tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau mổ, gia đình có nguyện vọng sang Singapore để chữa bệnh. Tuy nhiên, sau một thời gian, ông C. đã quay trở về Việt Nam.
“Hóa ra phác đồ của bác sĩ bên Singapore giống hệt bác sĩ ở Việt Nam kê cho tôi, biết thế chúng tôi không cố sang nước ngoài vừa tốn kém vừa mất thời gian, làm chậm quá trình điều trị”, ông C. nói.
Vì sao giá thuốc trong nước rẻ?
Phó Giáo sư Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại đây có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán ung thư và từng điều trị ở nước ngoài như Nhật Bản, Singapore… Sau đó, họ đã quay lại điều trị tại trung tâm.
Bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: P.Thúy.
Ban đầu, khi bị ung thư, người bệnh đều có tâm lý lo lắng, suy nghĩ ở Việt Nam sẽ không có các thuốc mới như điều trị đích, miễn dịch nên đi nước ngoài.
Nhiều bệnh nhân khánh kiệt tài chính mới tìm về nước và họ hối tiếc vì các thuốc đó trong nước đều sẵn. Ngoài ra, các chương trình của Bộ Y tế và các hãng thuốc giúp người bệnh được hỗ trợ chi phí rất nhiều.
Bác sĩ Phương khẳng định, phương pháp điều trị ung thư tại Việt Nam đã tiệm cận với thế giới từ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị cũng như các thuốc nhắm đích, điều trị miễn dịch. Hiện nay, bác sĩ Việt có nhiều lựa chọn để điều trị ung thư cho người bệnh không thua kém gì Nhật Bản hay Singapore. Bởi vậy, người bệnh có thể yên tâm điều trị trong nước thay vì ra nước ngoài, chi phí đắt đỏ, bất đồng ngôn ngữ, ăn uống không hợp…
Với những người vẫn muốn ra nước ngoài chữa ung thư, bác sĩ Phương khuyến cáo nên tìm hiểu thật kỹ và cần tư vấn bác sĩ trong nước tránh trường hợp tốn kém và hiệu quả không như mong đợi.
Từ tháng 1/2019 đến năm 2023, Bộ Y tế đã phê duyệt 18 chương trình hỗ trợ thuốc, hơn 6.000 người bệnh mắc các bệnh hiểm nghèo nhận tổng số tiền hơn 1.600 tỷ đồng. Người bệnh được tiếp cận thuốc điều trị, đặc biệt là các loại biệt dược gốc, thuốc sinh phẩm có chi phí cao chưa được quỹ BHYT chi trả. Trung bình mỗi người bệnh được hỗ trợ 264 triệu đồng.
Hiện nay, hai chương trình hỗ trợ người bệnh ung thư phổi đang được Bộ Y tế triển khai với mức hỗ trợ lớn nhất và dài nhất từ trước tới nay, cụ thể:
Ung thư phổi
Bệnh ung thư hay gặp, khó phát hiện nhất và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay là ung thư phổi. Tại Việt Nam, sau ung thư gan, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở cả nam và nữ. Vậy ung thư phổi là gì? Ung thư phổi có mấy giai đoạn, triệu chứng, nguyên nhân ung thư phổi như thế nào? Hiện nay, theo các kết quả nghiên cứu, bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Phương Thúy
Nguồn VietnamNet : https://vietnamnet.vn/di-nuoc-ngoai-chua-benh-ton-ty-dong-ve-viet-nam-thuoc-san-gia-bang-1-4-2372892.html