Địa phương nào dẫn đầu thương mại vùng ĐBSCL trong quý 3/2024?

Địa phương nào dẫn đầu thương mại vùng ĐBSCL trong quý 3/2024?
2 giờ trướcBài gốc
Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vựa trái cây của Việt Nam với khoảng 400.000 ha, chiếm 36% tổng diện tích trái cây của cả nước. Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN
Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, Long An là địa phương có kim ngạch thương mại hàng hóa lớn nhất vùng trong quý 3/2024 với giá trị 3,39 tỷ USD.
Tiền Giang là thị trường lớn thứ hai với 2,64 tỷ USD, tiếp đến là tỉnh Đồng Tháp với 943 triệu USD, Sóc Trăng với 623 triệu USD, An Giang với 620 triệu USD, Cần Thơ với 597 triệu USD, Bến Tre với 511 triệu USD.
Vĩnh Long là địa phương có thương mại đứng vị trí thứ 8 của vùng trong quý 3/2024, đạt 448 triệu USD; sau là Cà Mau với 370 triệu USD và Hậu Giang với 283 triệu USD.
Ba địa phương xếp cuối cùng lần lượt là Kiên Giang với 280 triệu USD, Trà Vinh với 225 triệu USD và Bạc Liêu với 183 triệu USD.
Về xuất khẩu, trong quý 3/2024, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu 7,66 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hai địa phương có kim ngạch tỷ USD lần lượt là Long An với 2,04 tỷ USD và Tiền Giang với 1,86 tỷ USD, tăng lần lượt 14,9% và 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của 2 thị trường này đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 50,9% giá trị xuất khẩu hàng hóa của vùng.
Đồng Tháp là địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của vùng với 685 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước. Sóc Trăng cũng mang về 572 triệu USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ; Cần Thơ với 484 triệu USD, tăng 15,6% YoY; Bến Tre với 391 triệu USD, tăng 5,7% YoY.
Nhìn chung, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều ghi nhận tăng về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ tỉnh An Giang và Kiên Giang. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh An Giang đạt 364 triệu USD, giảm 4,5% YoY; Kiên Giang với 227 triệu USD, giảm 9,4% YoY.
Trong quý, Cà Mau thu về 276 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong quý 3/2024, tăng 5,3% YoY. Tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang cũng mang về lần lượt 279 triệu USD và 203 triệu USD, tăng lần lượt 25% YoY và 28% YoY.
Bạc Liêu và Trà Vinh là hai địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong quý 3/2024, đạt lần lượt 160 triệu USD và 114 triệu USD, tăng lần lượt 20,7% và 34,5% so với cùng kỳ năm trước.
Về nhập khẩu, quý 3/2024, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chi 3,46 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.
Long An là địa phương duy nhất trong vùng chi tới tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa trong quý với 1,35 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tiền Giang là địa phương nhập khẩu lớn thứ 2 với 782 triệu USD, tăng 26,9% YoY; tiếp đến là Đồng Tháp với 257 triệu USD, tăng 18,3% YoY; An Giang với 256 triệu USD, tăng tới 56,9% YoY.
Cà Mau là địa phương trong quý có mức tăng trưởng cao nhất về kim ngạch nhập khẩu với +81,1% YoY, lên mức 94,4 triệu USD.
Giá trị nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bến Tre cũng tăng 25,2% YoY, đạt 120 triệu USD; Kiên Giang với +22,2% YoY, đạt 52,8 triệu USD và Hậu Giang với +20,2% YoY, lên mức 79,6 triệu USD.
Trong quý 3/2024, tỉnh Vĩnh Long chi 169 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tương ứng tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trái ngược với đà tăng trưởng cao trên, tỉnh Bạc Liêu chỉ tăng nhẹ 0,04% về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa so với cùng kỳ, ở mức 22,1 triệu USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Trà Vinh giảm sâu 17,5% YoY, đạt 111 triệu USD; Sóc Trăng giảm 3,3% YoY, đạt 51,2 triệu USD và Cần Thơ giảm 3,2% YoY, đạt 113 triệu USD.
Lê Hồng Nhung
Nguồn Mekong Asean : https://mekongasean.vn/dia-phuong-nao-dan-dau-thuong-mai-vung-dbscl-trong-quy-32024-34338.html