Điểm báo: Giao thông đi trước, đô thị xây lên mới có người ở

Điểm báo: Giao thông đi trước, đô thị xây lên mới có người ở
3 giờ trướcBài gốc
GIAO THÔNG ĐI TRƯỚC, ĐÔ THỊ XÂY LÊN MỚI CÓ NGƯỜI Ở
Liên quan tới dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, việc đẩy mạnh phát triển đô thị theo hướng TOD, tức là giao thông đi trước để định hướng cho phát triển đô thị, nhận được nhiều sự chú ý của các đại biểu Quốc hội. Đây cũng là nội dung được thảo luận sôi nổi tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15.
Phát triển đô thị theo hướng TOD sẽ giải quyết được hai vấn đề: Một là không còn tình trạng xây dựng tràn lan sau đó không có giao thông, không có người ở Hai là khi có người đến ở thì lại gây bức xúc giao thông và nhà nước phải bỏ tiền để giải quyết vấn đề hạ tầng. Nguyên nhân là trong thời gian vừa qua, pháp luật về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị còn một số bất cập chưa được hoàn thiện; công tác quản lý còn lỏng lẻo. Do đó, các đại biểu Quốc hội kiến nghị, tại điều 50, khoản 3 của kế hoạch thực hiện quy hoạch cần chỉ rõ tiến độ thực hiện các quy hoạch. Trong đó cần thực hiện các quy hoạch về hạ tầng trước, sau đó mới quy hoạch đô thị để tránh tình trạng "đi xin đất làm hạ tầng trước nhưng quy hoạch thì không có" như hiện nay.
KHÔNG NÊN QUY ĐỊNH CỤ THỂ CÁC LOẠI GIAO DỊCH PHẢI CÔNG CHỨNG
Một trong những nội dung góp ý được các đại biểu Quốc hội quan tâm đối với dự án Luật Công chứn (sửa đổi) là không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng. + Theo đó, để tránh trùng lặp với quy định của pháp luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản hay Luật Doanh nghiệp, các đại biểu đề nghị không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng ... Lý do bởi Phương án này sẽ tạo sự linh hoạt hơn cho việc sửa đổi quy định về giao dịch phải công chứng tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sao cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện giao dịch công chứng.
CẤM THƯƠNG NHÂN PHÂN PHỐI XĂNG DẦU MUA HÀNG CỦA NHAU: XEM XÉT KỸ LƯỠNG
Đề xuất thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng lẫn nhau là điều cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng. Thông tin trên báo Giáo dục và thời đại. + Theo lập luận của Bộ Công Thương, nếu cho phép thương nhân phân phối mua bán xăng dầu lẫn nhau sẽ dẫn đến mua bán lòng vòng, qua nhiều tầng nấc trung gian, đẩy giá xăng dầu lên cao.Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, các bên trên thị trường bán buôn xăng dầu có xu hướng ưu tiên mua của những thương nhân phân phối có giá thấp hơn. Thương nhân phân phối nào bán giá cao sẽ bị đào thải khỏi thị trường do không thể cạnh tranh với các thương nhân đầu mối và phân phối khác có giá rẻ hơn. Theo các chuyên gia Đã là thị trường thì thương nhân phân phối mua ở đâu và bán ở đâu là do họ, không nên hạn chế. Hơn nữa, không phải lúc nào các doanh nghiệp đầu mối cũng đủ lượng hàng, giá cả hợp lý ở từng vùng, từng thời điểm. Do vậy, nên có quy định cho phép thương nhân phân phối mua bán của nhau, với tỷ lệ cụ thể. Ví như, 50 - 70% mua thoải mái của doanh nghiệp đầu mối, còn lại 30% mua bán lẫn nhau.
TĂNG TÍNH MINH BẠCH, NGĂN LẠM QUYỀN TRONG GIAO DỊCH CÔNG CHỨNG
Mô hình tổ chức của văn phòng công chứng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến thảo luận. + Theo đó, về phương án mô hình tổ chức của văn phòng công chứng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội xem xét, cho phép tiếp thu, chỉnh lý nội dung này theo Phương án 1. Do đó, Đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập văn phòng công chứng để bảo đảm khả năng tài chính và chất lượng dịch vụ công chứng; đồng thời, cần quy định cụ thể về nghĩa vụ báo cáo tài chính hàng năm của văn phòng công chứng để tăng tính minh bạch, quy định rõ việc giám sát hoạt động của văn phòng công chứng từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn ngừa các trường hợp lạm quyền hoặc sai phạm trong quá trình hành nghề.
Truyền hình Quốc hội Việt Nam
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/diem-bao-giao-thong-di-truoc-do-thi-xay-len-moi-co-nguoi-o-240811.htm