Điện Biên sau 71 năm giải phóng

Điện Biên sau 71 năm giải phóng
16 giờ trướcBài gốc
Người dân bản Mển, xã Thanh Nưa (huyện ĐiệnBiên) vui mừng trước sự đổi thay của Điện Biên qua thông tin từ sách, báo.
Những ngày vượt khó đi lên
Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, BácHồ, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, đập tan áchthống trị, đô hộ của thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ởĐông Dương. Sau chiến thắng, quân dân Điện Biên lại tiếp tục bước vào “trận chiến”xóa đói nghèo, kiến thiết xây dựng quê hương.
Nhớ lại những ngày đầu sau giải phóng, ông VũKiệm năm nay đã ngoài 90 tuổi ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ chia sẻ:“Quang cảnh lúc bấy giờ hết sức hoang sơ, chỉ có 3 - 4 ngôi nhà mái ngói. Từ đôìA1 lên đến gần khu vực chợ Trung tâm 1 bây giờ không có cơ quan nào. Giải phóngrồi, nhưng người dân vẫn còn đói khổ, nhất là đồng bào dân tộc, ăn không đủ no.Đến nay thì mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, ngay cả những người được chứng kiếntừ đầu như chúng tôi thì cũng khó hình dung ra được”.
Với khẩu hiệu “lấy Tây Bắc làm quê hương”, nhiêùcán bộ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từ khắp mọimiền Tổ quốc đã rời quê hương lên Điện Biên chung sức cùng với đồng bào các dântộc bản địa cải tạo, khôi phục từng tấc đất, thửa ruộng.
Là người xung phong lên xây dựng kinh tế mới ởĐiện Biên, hơn ai hết ông Lê Huy Tờm (90 tuổi), tổ 2, phường Thanh Trường (TP.Điện Biên Phủ) hiểu rõ từng sự đổi thay của mảnh đất này. Năm 1959, khi vưàtròn 24 tuổi ông Tờm lên Điện Biên, tham gia xây dựng khu kinh tế ở xã ThanhXương (huyện Điện Biên). Mãi sau này, khi đã lập gia đình, ổn định kinh tế, ôngmới chuyển về phường Thanh Trường sinh sống.
“Thời điểm tôi lên là sau giải phóng đã gần 5năm rồi, mà giao thông đi lại gần như không có, cơ sở hạ tầng cũng không. Tôicùng nhiều thanh niên xung phong khác phải khai hoang từng bãi lau lách, rà phátừng hố bom để lấy mặt bằng cải tạo thành ruộng trồng lúa, trồng cà phê, mía...Tôi hạnh phúc lắm, khi bao nhiêu xương máu của thế hệ đi trước, rồi mồ hôi,công sức của chúng tôi đổ xuống đất này không hề vô nghĩa. Điện Biên không chỉđổi thay mà đang từng ngày phát triển, vươn tầm khu vực” - ông Tờm chia sẻ.
Vươn mình hội nhập
Điều khiến ông Tờm phấn khởi hơn cả, là Sân bayĐiện Biên Phủ đã được nâng cấp, hoàn thành, giúp nối gần Điện Biên với mọi miềncủa Tổ quốc. Ngôi nhà ông đang ở cũng được hoàn thành khang trang hơn nhờ dự ánnày. Đặc biệt, ngôi nhà chỉ cách bia di tích đồi Bản Kéo - dấu ấn binh vận củachiến dịch Điện Biên Phủ vài bước chân. Vì thế nên mặc dù không được giao nhiệmvụ, song ông Tờm vẫn thường xuyên quan sát, dọn dẹp vệ sinh di tích.
Bà Nguyễn Thị Liên, Bí thư Chi bộ tổ dân phố 2,phường Thanh Trường cho hay: Đời sống của nhân dân trong khu vực di tích đồi BảnKéo không ngừng phát triển và nâng cao. Toàn tổ dân phố có hơn 100 hộ với khoảng500 nhân khẩu, không có hộ nghèo. Năm 2023, khi thực hiện chủ trương nâng cấpsân bay Điện Biên Phủ, 50% số hộ trong tổ dân phố đã đồng lòng hiến đất, di dơìđến nơi ở mới để thực hiện dự án.
Đến nay, đời sống của người dân về nơi tái địnhcư mới đã ổn định, một nửa số hộ của tổ dân phố ở nơi ở cũ cũng đã kiến thiết lạinhà cửa khang trang hơn. Người dân trong phố phấn khởi và tập trung bảo vệ,phát huy những giá trị lịch sử của di tích đồi Bản Kéo.
“Đời sống của nhân dân ngày càng phát triển vềmọi mặt. Cũng như các địa phương khác, việc giữ gìn khu di tích lịch sử đồi BảnKéo thì nhân dân trong tổ dân phố đều có ý thức rất tốt. Tất cả các con đường đêùđược dọn sạch đẹp, phân công cho đoàn thanh niên, phụ nữ tăng cường vệ sinh đểkhi khách du lịch đến tham quan thấy quang cảnh di tích vẫn giữ được như xưa” -bà Nguyễn Thị Liên cho biết.
Tròn 71 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảngbộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh luôn khắc ghi truyền thống cách mạng,nêu cao tinh thần Điện Biên Phủ anh hùng trong phát triển kinh tế, đoàn kết, khắcphục hậu quả sau chiến tranh. Từ một bãi chiến trường ngổn ngang bom đạn, thấmđầy mồ hôi và máu xương của quân và dân ta, Điện Biên giờ đã thay da, đổi thịt,vươn mình trong dáng dấp một thành phố trẻ năng động, hiện đại, phát triển và hôịnhập mạnh mẽ cùng cả nước. Nhiều công trình lớn được hoàn thành đưa vào sử dụnggiúp thay đổi diện mạo thành phố, đặc biệt là sân bay Điện Biên giúp Điện Biênkết nối 2 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ ChíMinh.
Mạng lưới đô thị của tỉnh cũng đang được mở rộngvà phát triển theo định hướng quy hoạch. Công tác quy hoạch đô thị, quy hoạchxây dựng được chú trọng, đảm bảo tính toàn diện và đi trước một bước, làm cơ sởđể xây dựng kế hoạch và triển khai các dự án đầu tư xây dựng, chỉnh trang, pháttriển đô thị.
Với sự nỗ lực, đồng lòng của cả hệ thống chínhtrị, cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, năm 2024 tốc độ tăng trưởng GRDPcủa Điện Biên ghi nhận đạt 8,51%. Mục tiêu của tỉnh năm nay là phấn đấu phải đạtđược tốc độ tăng trưởng GRDP 10,51%. Để đạt được mục tiêu này, ngay từ đầu nămtỉnh đã ban hành chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành tập trung vào 6 quanđiểm lãnh đạo, chỉ đạo và 9 nhóm giải pháp chủ yếu.
Có thể nói, Điện Biên không chỉ là vùng đấtcách mạng gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”mà còn là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là du lịchlịch sử, văn hóa, tâm linh.
Sau 71 năm giải phóng, Đảng bộ, chính quyền vànhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nỗ lực từng ngày, đoàn kết khắc phục khókhăn, từng bước xây dựng Điện Biên trở thành điểm sáng trên con đường đổi mới.
Bài, ảnh: Hà Linh
Nguồn Điện Biên Phủ : https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/dien-bien-sau-71-nam-giai-phong