Tuy nhiên, trước các tác động không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, đồ uống có cồn là một trong các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm có cồn tính từ khi có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 đến nay đã được thay đổi 12 lần sau 8 năm kể từ lần sửa đổi gần nhất vào năm 2016. Năm nay, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội trong Kỳ họp thứ 8.
Theo đề xuất sửa đổi của Chính phủ, mặt hàng bia và rượu trên 20 độ sẽ có mức tăng thuế liên tục theo lộ trình từ năm 2026 đến năm 2030, trong đó đối với bia và rượu trên 20 độ, phương án 1 đề xuất tăng từ mức 65% hiện tại lên 70% vào năm 2026 và mỗi năm sau đó đều đạt tăng thêm 5% để đạt mức thuế suất 90% vào năm 2030. Phương án 2 đề xuất tăng từ mức 65% hiện tại lên 80% ngay từ năm 2026 và mỗi năm tăng đều đạt 5% để lên mức 100% vào năm 2030 đối với rượu dưới 20 độ, phương án 1 đề xuất tăng từ mức hiện tại 35% lên 40% vào năm 2026 và tăng lên 60% vào năm 2030. Phương án 2 đề xuất tăng từ mức hiện tại 35% lên 50% vào năm 2026 và tăng lên 70% vào năm 2030 với hàng trăm nhà máy sản xuất, tạo hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi cung ứng, chiếm 6% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp gần 60.000 tỷ đồng tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.
Ngành bia, rượu đang đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế. Do đó, một lộ trình tăng thuế hợp lý đảm bảo hài hòa lợi ích các bên là việc cần đánh giá khoa học, đa chiều và kỹ lưỡng.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Lê Hương
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/dien-dan-kinh-te-cai-cach-thue-tieu-thu-dac-biet-do-uong-co-con-243526.htm