Điện Thái Hòa lung linh trong đêm. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH).
Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung Môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay. Đây là ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế, được xem là biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn.
Cửa điện Thái Hòa nhìn thẳng ra Ngọ Môn. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Nằm sau Ngọ Môn, trên trục thần đạo, điện Thái Hòa là điểm nhấn nổi bật, là công trình quan trọng nhất xét trên nhiều phương diện: Chức năng, giá trị kiến trúc - nghệ thuật, giá trị văn hóa lịch sử.
Một đại lễ thời Nguyễn được tái hiện trước điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Điện Thái Hòa là nơi triều đình nhà Nguyễn cử hành các cuộc đại lễ thường kỳ (một tháng 2 lần vào ngày mùng 1 và ngày rằm) và một số đại lễ quan trọng, như lễ Đăng quang, lễ Tứ tuần, lễ Hưng quốc Khánh niệm… trong suốt 143 năm tồn tại.
Sảnh chính điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Hệ mái được sơn son thếp vàng như trước. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Những bản chạm khắc cổ được bảo tồn nguyên trạng. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Đó là kết quả những ngày lao động miệt mài của nhiều nghệ nhân Huế. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Họ đã có 3 năm làm việc tỉ mỉ với từng chi tiết... Ảnh: TTBTDTCĐH.
… bao gồm cả những chi tiết chạm khắc cầu kỳ. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Điện Thái Hòa lung linh như thuở vàng son. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Những người thợ tài hoa được tôn vinh ngay trước ngày điện Thái Hòa tái mở cửa đón du khách. Ảnh: TTBTCTCĐH.
Điện Thái Hòa là một trong những công trình kiến trúc mẫu mực và tiêu biểu nhất với lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”. Đặc biệt, kiểu thức bày trí “Nhất thi nhất họa” chạm khắc hàng trăm bài thơ viết bằng chữ Hán trên các ô hộc ở phần liên ba, đố bản phía bên trong điện và trên dải cổ diêm ở mái đã đem lại nét duyên dáng cho công trình đồ sộ này.
Từ năm 2021, Điện Thái Hòađược đóng cửa, hạ giải để trùng tu như ngày hôm nay. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Trước các tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt, dù qua nhiều lần tu bổ, trùng tu nhưng Điện Thái Hòa đã xuống cấp nghiêm trọng. Với thực trạng đó, Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 128 tỷ đồng (gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác).
Nay công trình đã hoàn tất. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Và sẽ mở cửa đón khách từ ngày 23-11, đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: TTBTDTCĐH.
Công trình sẽ được khánh thành vào ngày 23-11-2024, đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc. Điện Thái Hòa - một di sản văn hóa quý báu - sẽ tiếp tục tỏa sáng, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Vương Nguyễn