Điều gì bất thường khiến mùa đông năm nay ít mưa kỷ lục?

Điều gì bất thường khiến mùa đông năm nay ít mưa kỷ lục?
3 giờ trướcBài gốc
Điều bất thường khi mùa đông gần như không mưa
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong năm nay, Tết Âm lịch rơi vào khoảng thời gian từ ngày 25/1-2/2/2025. Thống kê trung bình nhiều năm, giai đoạn này có khoảng 3,8 ngày rét đậm, rét hại xuất hiện.
Về xu thế thời tiết trong thời gian này, nền nhiệt độ ở Bắc Bộ - trong đó có Thủ đô Hà Nội - và Bắc Trung Bộ sẽ ở mức thấp, lạnh và rét. Không ngoại trừ khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại ngắn ngày. Trong trường hợp này, các tỉnh Trung Bộ khả năng sẽ có mưa rét do không khí lạnh tương tác với địa hình khu vực này. Với Tây Nguyên và Nam Bộ, thời tiết dịp Tết thường tạnh ráo và có nhiệt độ cao.
Miền Bắc rét khô kéo dài nhiều ngày.
Hoạt động của không khí lạnh trong 3 tháng đầu năm 2025 có thể xuất hiện nhiều hơn so với mùa Đông năm 2024. Cần đề phòng xuất hiện các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại từ 5 – 7 ngày ở Bắc Bộ; tập trung vào nửa cuối tháng 1, tháng 2 và nửa đầu tháng 3/2025. Bên cạnh đó, giai đoạn rét ẩm gây mưa nhỏ, mưa phùn khả năng xảy ra khoảng giữa tháng 2 – đầu tháng 3, tập trung chính ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.
Như vậy, ngoại trừ đợt không khí lạnh sâu đang diễn ra, từ mùa đông đến giờ, chưa có một đợt không khí lạnh nào mang đến đợt rét dài cho miền Bắc. Trời chỉ rét 1-2 ngày rồi lại tăng nhiệt nhanh vì trời khô và có nắng.
Từ đầu tháng 12 đến nay, Hà Nội mới chỉ có 2 ngày mưa nhỏ, chưa đến 1mm, không đủ thấm đất. Trong khi các năm trước đều có từ 4-10 ngày có mưa, từ mưa nhỏ, mưa phùn đến mưa rào nặng hạt như mùa hè. Thiếu vắng hẳn những cơn mưa cũng là một điều lạ trong nửa mùa đông năm nay. Cũng vì có nắng nên nhiệt độ ban ngày ở Hà Đông thường xuyên cao trên 20 độ C. Tổng số ngày rét với mức nhiệt dưới 20 đọ C trong hơn 1 tháng qua chỉ có 8 ngày, ít hơn các năm gần đây.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân khiến cho mùa đông năm nay khác lạ. Dưới mặt đất, không khí lạnh về liên tục nhưng không bị biến tính, mà vẫn giữ nguyên được tính chất khô, từ Trung Quốc đi thẳng xuống nước ta, khiến trời hanh khô nhiều ngày.
Không khí lạnh vẫn tràn xuống đều đều nhưng ít có các đợt mạnh vì thiếu sự hỗ trợ của dòng dẫn đường trên cao là dòng xiết. Nếu gió xiết này khơi sâu xuống phía nam thì không khí lạnh mới có đà dồn xuống mạnh. Nhưng năm nay lại không thấy điều này, nên không khí lạnh dù rất mạnh ở Trung Quốc nhưng không thể dồn sâu xuống Việt Nam.
Nhiệt độ ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Do vậy rét đậm, rét hại vẫn có thể tiếp tục còn xảy ra nhiều ngày ở miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.
Dự báo từ nay đến hết tháng 2/2025 - là 2 tháng chính của mùa đông, khu vực Bắc Bộ sẽ xảy ra khoảng từ 2-3 đợt rét đậm, rét hại. Nhưng các đợt rét đậm, rét hại khả năng chỉ xảy ra ngắn ngày, khoảng 3-5 ngày mỗi đợt.
Mùa đông ít mưa đã được dự báo trước
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã cảnh báo mùa đông năm nay có thể sẽ có những biến đổi thời tiết kỳ lạ khi La Nina được dự báo sẽ xuất hiện với cường độ yếu và kéo dài tới mùa xuân năm sau.
La Nina, pha lạnh trong chu kỳ El Nino-Southern Oscillation (ENSO), được dự báo sẽ xuất hiện với cường độ yếu trong mùa đông năm nay và kéo dài tới mùa xuân năm sau. Tuy nhiên, không phải mọi dấu hiệu đều đồng nhất, và các nhà khoa học đang đối mặt với nhiều câu hỏi chưa có lời giải về mối liên hệ giữa ENSO và biến đổi khí hậu toàn cầu.
La Nina xảy ra khi nhiệt độ bề mặt nước biển ở khu vực trung tâm và đông Thái Bình Dương giảm thấp hơn mức trung bình, với sự chênh lệch ít nhất giảm 0,5 độ C. Điều này gây ra những thay đổi lớn trong các luồng khí quyển và thời tiết toàn cầu. Trái ngược với El Nino (pha nóng), La Nina thường mang đến mùa đông lạnh hơn ở Bắc Mỹ, mưa nhiều hơn ở Australia, và ảnh hưởng đến mùa bão ở Đại Tây Dương.
Dù chưa đạt đến ngưỡng chính thức của một sự kiện La Nina, các điều kiện khí quyển vẫn thể hiện những đặc trưng quen thuộc. Một là, gió mậu dịch mạnh hơn bình thường, khiến lượng mưa giảm ở Thái Bình Dương. Hai là mùa bão Đại Tây Dương hoạt động mạnh hơn, với số lượng và cường độ bão gia tăng. Ba là hiện tượng khô hạn bất thường ở một số khu vực, trong khi các vùng khác lại hứng chịu mưa lớn kéo dài.
Hà Nội cũng như miền Bắc đã trải qua một nửa của mùa đông nhưng nhìn lại thì số ngày rét năm nay khá là ít ỏi. Trời khô hơn, cũng ít rét hơn, tuy nhiên, đây chỉ là mùa đông ở Việt Nam. Còn với các nước trên thế giới, mùa đông lại có diễn biến ngược lại với nước ta, khắc nghiệt hơn.
Ngay trong những ngày đầu năm mới 2025, hàng loạt các quốc gia gần chúng ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay xa hơn là Mỹ và Châu Âu đã phải trải qua những trận bão tuyết dữ dội, với lượng tuyết rơi dày kỷ lục, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người dân.
Tại Việt Nam, theo cơ quan khí tượng, trong tháng 1 và tháng 2, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với thời kỳ tháng 12. Nhiệt độ ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Do vậy rét đậm, rét hại vẫn có thể tiếp tục còn xảy ra nhiều ngày ở miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.
Dự báo từ nay đến hết tháng 2/2025 - là 2 tháng chính của mùa đông, khu vực Bắc Bộ sẽ xảy ra khoảng từ 2-3 đợt rét đậm, rét hại. Nhưng các đợt rét đậm, rét hại khả năng chỉ xảy ra ngắn ngày, khoảng 3-5 ngày mỗi đợt.
Tô Hội
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/dieu-gi-bat-thuong-khien-mua-dong-nam-nay-it-mua-ky-luc-169250113103108257.htm