Đo đường huyết tại nhà có quan trọng không?
Chỉ số đường huyết là thông tin quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là nguy cơ về bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia y tế, với người bệnh tiểu đường, nếu quản lý tốt cách đo đường huyết tại nhà, không chỉ ngừa được các biến chứng đái tháo đường mà còn xử lý kịp các tình huống khẩn cấp do bệnh tiểu đường gây ra như hạ đường huyết, tăng đường huyết,…
Ngoài ra, thói quen kiểm tra đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường còn giúp bạn nhận lại nhiều lợi ích khác như: Lên kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường; tập thể dục và điều chỉnh thức ăn nếu ảnh hưởng đến lượng đường trong máu; theo dõi thuốc tiểu đường hoạt động tốt như thế nào để kịp thời thông báo bác nếu cần thay đổi thuốc...
Ảnh minh họa
Ai nên đo đường huyết tại nhà?
Một số đối tượng nên đo đường huyết thường xuyên tại nhà như:
- Bệnh nhân tiểu đường loại 1, loại 2.
- Bệnh nhân tiểu đường tự miễn dịch tiềm ẩn ở người lớn.
- Phụ nữ mang thai (thường hay gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ).
Dấu hiệu đường huyết cần gặp bác sĩ
Khi có thể có các triệu chứng của bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao như: Cảm thấy rất khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, cảm thấy rất đói, sụt cân không rõ nguyên nhân,... Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp: Run rẩy, đổ mồ hôi và ớn lạnh, chóng mặt hoặc lâng lâng, nhịp tim nhanh hơn,...
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đường huyết đơn lẻ để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc một tình trạng bệnh khác. Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ giải thích cẩn thận kết quả của bạn và thảo luận với bạn
Đo đường huyết tại nhà có thể thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?
Ảnh minh họa
Thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi lượng đường trong máu của người bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, việc làm này không thể thay thế những xét nghiệm tại bệnh viện.
Do đó, người bệnh cần tuân theo lịch hẹn hay chỉ định xét nghiệm của bác sĩ. Điều này nhằm xác định hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh. Hơn nữa, căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ đưa lời khuyên về tần suất thực hiện xét nghiệm tại nhà và chỉ số đường huyết người bệnh cần đạt được.
Lưu ý quan trọng khi đo đường huyết tại nhà
- Không sử dụng que thử đã hết hạn sử dụng vì nó có thể đưa ra kết quả không chính xác.
- Bảo quản các que thử trong hộp đựng của chúng và đậy nắp kín. Vì ánh sáng hoặc độ ẩm có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng que thử.
- Cần làm sạch thiết bị đo đường huyết của bạn định kỳ. Bạn cũng có thể tự kiểm soát chất lượng máy thường xuyên theo hướng dẫn đi kèm để đảm bảo máy không có hư hỏng hoặc sai lệch nào.
- Một số thiết bị yêu cầu mẫu máu lớn hơn. Vì thế bạn cần đảm bảo sử dụng cỡ mẫu máu theo yêu cầu của thiết bị.
M.H (th)