Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận vào dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận vào dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ
6 giờ trướcBài gốc
Đồng chí Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, đồng thời tham gia góp ý một số nội dung vào 02 dự án Luật trình tại kỳ họp.
Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh tham gia phát biểu thảo luận.
Đối với Luật Tổ chức Chính Phủ, đại biểu nhất trí với căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và đánh giá cao Ban soạn thảo đã kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong dự thảo Luật.
Về hồ sơ dự án Luật: Đối chiếu với quy định của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật và xem xét trình tự, thủ tục rút gọn của dự án Luật đảm bảo quy định, Chính phủ đã đưa vào Luật những điểm đổi mới để phân cấp rất mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát sự phù hợp và đảm bảo tính thống nhất với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng đang sửa đổi trong kỳ họp này để thực sự tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn.
Đề nghị Chính phủ làm rõ và cụ thể việc phân cấp và phân quyền, ủy quyền cho địa phương, theo đại biểu, việc này sẽ liên quan đến mối quan hệ qua lại giữa trung ương và địa phương, việc phân cấp này sẽ theo chiều từ trung ương xuống và trên cơ sở địa phương đề xuất lên, vì vậy phải làm rất rõ ở trong luật để có hướng quy định chung hoặc Chính phủ quy định rõ để địa phương có thể thực hiện được.
Đại biểu Lò Thị Việt Hà phát biểu thảo luận.
Góp ý với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, đại biểu nhất trí với mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhất trí về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp, đồng thời đề nghị việc phân định cần phải có các tiêu chí, nguyên tắc và phạm vi, lĩnh vực phân cấp rõ ràng; làm rõ mối quan hệ qua lại giữa chính quyền địa phương các cấp.
Việc phân cấp, phân quyền sẽ đi liền với phân định thẩm quyền, và thẩm quyền đi liền với việc giao nhiệm vụ và quyền hạn cho chính quyền các cấp; đề nghị Chính phủ phải xác định nội dung trọng tâm để phân cấp, phân quyền và ủy quyền theo đó sẽ đi liền với nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới để thực hiện việc phân cấp, để thực chất tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, tăng tính chủ động cho các cấp chính quyền địa phương.
Nếu chính quyền địa phương những nơi nào có nguồn lực tốt và có khả năng triển khai thực hiện tốt thì nên ủy quyền triệt để để họ có thể phát huy tốt những nguồn lực này. Ngoài ra cần làm rõ mối quan hệ giữa việc quản lý Nhà nước và thủ tục hành chính nên phân cấp và phân cấp rõ ràng để tránh bị nhầm lẫn, vì giữa việc quản lý Nhà nước với thực hiện thủ tục hành chính hay bị nhầm sẽ hạn chế năng lực thực hiện ở địa phương.
Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục của Quốc hội đã trao đổi, thảo luận một số nội dung liên quan đến phân cấp, phân quyền quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ.
Ngọc Hưng
Nguồn Tuyên Quang : http://baotuyenquang.com.vn/doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-thao-luan-vao-du-an-luat-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-va-luat-to-chuc-chinh-phu-206696.html