Doanh nghiệp đề xuất kinh doanh nhiều sản phẩm mới liên quan đến vàng miếng

Doanh nghiệp đề xuất kinh doanh nhiều sản phẩm mới liên quan đến vàng miếng
6 giờ trướcBài gốc
Đề xuất triển khai bán vàng miếng trực tuyến
Theo hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sưảđổi bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP, nhiều đơn vị đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước(NHNN) nghiên cứu bổ sung quy định, hướng dẫn thực hiện hoạt động bán vàng miếngtrực tuyến kết hợp nhận vàng trực tiếp tại các điểm giao dịch được cấp phép.Theo các đơn vị này, trong bối cảnh các sản phẩm công nghệ được ứng dụng rộngrãi như hiện nay, bản thân các hoạt động nền tảng của tổ chức tín dụng (TCTD)như cho vay, bảo lãnh cũng đã có quy định về “cho vay bằng phương tiện điện tử”,“bảo lãnh điện tử”..., thì việc giao dịch mua, bán vàng bằng phương tiện điện tửlà hoàn toàn phù hợp và có thể thực hiện được. Vì vậy, cần có quy định cụ thể vềnội dung này.
Ngoài ra, khoảng 10 ngân hàng thương mại(NHTM) và doanh nghiệp (DN) đề xuất NHNN nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lývà lộ trình cho phép triển khai thêm các sản phẩm khác để hỗ trợ thanh khoản củathị trường như vàng kỳ hạn, chứng chỉ vàng, tiết kiệm/cho vay vàng, sàn giao dịchvàng quốc gia... Đồng thời nghiên cứu, bổ sung quy định cho phép DN, TCTD có giâýphép nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu được mua vàng kỳ hạn từ nước ngoài.
Về vấn đề này, NHNN thông tin, sau khi Nghịđịnh sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP được ban hành, NHNN sẽ rà soát, sưảđổi, bổ sung các quy định có liên quan để tạo cơ sở cho NHTM có thể cung ứng sảnphẩm phái sinh về vàng. Đồng thời NHNN sẽ phối hợp với cơ quan liên quan để xemxét việc bổ sung vàng vào Danh mục hàng hóa được phép giao dịch tại Sở giao dịchhàng hóa. NHNN cũng khẳng định, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản sẽ đượcnghiên cứu, hướng dẫn cùng với việc hình thành Sở giao dịch vàng tập trung. Tạidự thảo Nghị định hiện tại, NHNN đề xuất chưa sửa đổi các quy định liên quan đếncác phương thức kinh doanh mới liên quan đến vàng miếng.
Đáng chú ý, 2 ngân hàng lớn (Agribank vàBIDV) đã đề xuất phát hành chứng nhận sở hữu vàng cho khách hàng mà chưa cần thựchiện giao dịch vàng vật chất. Việc giao nhận vàng có thể được thực hiện trongtương lai căn cứ theo thỏa thuận của TCTD và khách hàng, được quy định rõ trên Ấnchỉ/Giấy chứng nhận. Về đề xuất này, NHNN cho biết “sẽ tiếp thu và nghiên cưúban hành hướng dẫn về nội dung này, bao gồm xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư số02/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 về dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, kétan toàn của TCTD.
Có cần thiết cấp giấy phép nhập khẩu vàngtừng lần?
Một số TCTD và DN kinh doanh vàng như MSB,TCB, MBBank và Bảo Tín Mạnh Hải đã đề nghị NHNN làm rõ về quy định từng lần xuấtkhẩu, nhập khẩu có cần phải xin giấy phép không; hoặc giấy phép từng lần xuấtkhẩu, nhập khẩu vàng miếng chỉ áp dụng cho DN, TCTD chưa được cấp hạn mức hàngnăm. Các đơn vị này kiến nghị “không quy định thủ tục cấp phép nhập khẩu vàngnguyên liệu từng lần” hoặc đề xuất bỏ hạn mức hằng năm khi đã áp dụng hạn mức từnglần.
Về góp ý này, NHNN khẳng định, việc xây dựngcơ chế cấp hạn mức hàng năm và cấp giấy phép từng lần là cần thiết để NHNN quảnlý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các DN, NHTM đúng mục đích, nhu cầu hoạtđộng của các DN, NHTM, đồng thời đây cũng là căn cứ để tính toán phân bổ, phânbổ lại, điều chỉnh hạn mức cho các năm/kỳ tiếp theo.
Trên cơ sở tổng hạn mức hàng năm, NHNN thựchiện cấp hạn mức hàng năm cho DN, TCTD theo quy mô vốn điều lệ; tình hình xuấtkhẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu của các năm trước (nếu có) và nhucầu của DN, TCTD. Dự thảo Nghị định cũng giao Thống đốc NHNN quy định cách thứcphân bổ hạn mức hàng năm cho các đơn vị. Trên cơ sở này, các đơn vị thực hiệnthủ tục đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từng lần.
Thông qua cơ chế báo cáo định kỳ của cácDN, NHTM và kiểm tra chéo trên hệ thống Hải quan, đối với trường hợp các DN,NHTM không nhập khẩu hết hạn mức đã được NHNN cấp, NHNN có thể điều chỉnh, thuhồi để phân bổ lại hạn mức còn lại cho các DN, NHTM khác có nhu cầu.
NHNN khẳng định, NHNN dự kiến cung cấp thủtục hành chính cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng lần theo phương thức dịchvụ công trực tuyến toàn trình, giúp tổ chức, cá nhân cắt giảm chi phí, tiết kiệmthời gian và nguồn lực, không làm “tăng áp lực” về thủ tục hành chính, không tạo“rào cản” cho hoạt động kinh doanh vàng của doanh nghiệp.
Hoàng Tú
Nguồn Pháp Luật VN : https://baophapluat.vn/doanh-nghiep-de-xuat-kinh-doanh-nhieu-san-pham-moi-lien-quan-den-vang-mieng.html