Đồng chí Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Đồng chí Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
3 giờ trướcBài gốc
Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, chính trực, người đồng chí thân thiết, gần gũi, người lãnh đạo kỹ trị đáng kính, mẫu mực, nhà khoa học xuất sắc, suốt đời tận tụy vì nước, vì dân, vừa vĩnh biệt chúng ta. Sự ra đi của Đồng chí là niềm tiếc thương vô hạn, nhưng đồng thời cũng để lại những di sản quý giá và là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Đức Lương và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nikolay Kostikov kí Hiệp định hợp tác Việt Nam- Belarus (Hà Nội 19/3/1992). Ảnh Xuân Tuân/TTXVN
Đồng chí Trần Đức Lương sinh ngày 5/5/1937 tại Quảng Ngãi -mảnh đất tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng. Sau Hiệp địnhGeneve chia cắt đất nước làm hai miền Nam - Bắc, năm 1955, khi vừa tròn 18 tuổi,đồng chí Trần Đức Lương tập kết ra Bắc, theo học sơ cấp kỹ thuật địa chất, mở đâùcho quá trình nhiều năm đồng chí gắn bó với ngành Mỏ - Địa chất, một ngành côngnghiệp quan trọng mang tính nền tảng cho phát triển đất nước.
Kể từ đó tới năm 1986, Đồng chí dành hơn 30 năm gắn bó bền bỉvới ngành Mỏ - Địa chất, nhanh chóng khẳng định năng lực chuyên môn và tinh thầntrách nhiệm cao, được tín nhiệm giao đảm đương nhiều vị trí quan trọng, là TổngCục trưởng Tổng cục Địa chất (nay là Cục Địa chất và Khoáng sản) trong giai đoạn1979-1987.
Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) cắt băng khởi động tổ máy số 8 Thủy điện Hòa Bình (năm 1994). Nguồn: Sách Hòa Binh- Ánh điện không bao giờ tắt.
Đồng chí đã trực tiếp lăn lộn trên khắp các địa bàn rừng núicủa các vùng miền trên đất nước ta, cần mẫn khảo sát và nghiên cứu địa chất,góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụphát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương và cả nước; là đồng tác giảcông trình nghiên cứu lập "Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc ViệtNam" - công trình hợp tác Xô - Việt trong các năm 1960-1965; là đồng chủbiên cụm công trình nghiên cứu lập "Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000"xuất bản năm 1988 và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.
Những kinh nghiệm thực tiễn phong phú từ ngành Mỏ - Địa chấtđã tôi luyện, rèn giũa cho đồng chí Trần Đức Lương tầm nhìn chiến lược, sát thựctiễn, khả năng tư duy, phân tích sắc bén và tinh thần làm việc khoa học, nghiêmtúc; tạo nền tảng quan trọng cho những đóng góp to lớn của Đồng chí trong thơìkỳ đổi mới đất nước từ năm 1986, trên các cương vị lãnh đạo Chính phủ đến ngươìđứng đầu Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) thăm, chúc Tết gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (Hà Nội ngày 4/2/2024).
Từ năm 1987, ngay sau khi Đảng chủ trương đổi mới và hội nhập,đồng chí được phân công làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướngChính phủ). Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Đồng chí được Đảngtín nhiệm bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và từ năm 1992, Đồng chí được Quốc hội bâùgiữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII(năm 1996), Đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước và đảm nhận cương vị này trong02 nhiệm kỳ Đại hội Đảng cho đến năm 2006. Trên các cương vị lãnh đạo Chính phủvà Nhà nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp quan trọng, toàn diệnvào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước với những dấu ấn nổi bật,nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, củngcố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ chốt CSGT số 2, Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ trong đêm Giao thừa Tết Kỷ Mão (1999). Ảnh Trọng Nghiệp/ TTXVN
Trên mặt trận kinh tế, với vai trò Phó Thủ tướng Chính phủ,đồng chí Trần Đức Lương đã cùng với tập thể lãnh đạo Chính phủ đưa ra nhiều quyếtsách quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước. Đồng chí đã dành nhiều tâm huyết chỉ đạo công tác nghiên cứu, thăm dò,khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu khí, góp phần quan trọng vào tăng nguồnthu cho ngân sách nhà nước; đồng thời tham gia sâu rộng vào quá trình xây dựngcác chính sách kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích đầu tư nướcngoài; cùng Bộ Chính trị và Chính phủ đưa ra những đường lối, chủ trương đúng đắnđể vượt qua khó khăn, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách hànhchính, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ở cácnước Đông Âu, Đồng chí đã đề xuất đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Liên bang Nga,nhất là trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Trong đó, nổi bật là việc duytrì mua các tổ hợp thiết bị cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, ký lại và triểnkhai Hiệp định hợp tác Việt - Nga trên lĩnh vực dầu khí theo những nguyên tắcvà thông lệ quốc tế, cải tổ Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) và duytrì hoạt động của Ủy ban hợp tác Liên Chính phủ Việt - Nga. Đồng chí đã chỉ đạovà tham gia chỉ đạo soạn thảo nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng củaChính phủ thời kỳ đầu đổi mới, trong đó có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namnăm 1987, Luật Đất đai năm 1988, các nghị định của Chính phủ về quản lý xây dựngcơ bản, doanh nghiệp nhà nước, lao động, tiền lương, hợp tác xã, hộ kinh tế cáthể, gia đình trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới…
Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng quà trung thu cho các cháu nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội (ngày 5/10/1998). Ảnh: TTXVN
Được giao nhiệm vụ là Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách cácngành kinh tế - kỹ thuật, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ,xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, Đồng chí đã dành nhiều thơìgian, công sức để tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, gópphần đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi tình trạng lạm phát phi mã và phục hôìsản xuất, kinh doanh. Công tác cải tiến quản lý xí nghiệp và các ngành kinh tế- kỹ thuật có những bước phát triển mới với việc ban hành một số bộ luật quantrọng được Đồng chí chỉ đạo xây dựng hoặc tham gia xây dựng (như Luật Doanhnghiệp tư nhân năm 1990, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật Đất đai năm1993, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1995, Luật Doanh nghiệp nhà nướcnăm 1995, Luật Dầu khí năm 1993, Luật Hợp tác xã năm 1996...).
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Đức Lương (hàng đầu, thứ 3 từ phải sang) và đoàn công tác đến dự lễ khởi công đường dây 500kV mạch 1, kiểm tra công tác xây dựng vị trí cột đầu tiên của đường dây 500kV mạch 1 (năm 1992). Ảnh EVN.
Đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo ban hànhcác nghị định, quyết định về thành lập các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhànước, về chính sách nhà ở thời kỳ đổi mới[1], các quyết định, nghị định về quyềntự chủ, tự đầu tư, tự chủ tài chính, hợp tác đầu tư với nước ngoài để phát triểncác dự án có trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên các lĩnh vựcquan trọng như: dầu khí, năng lượng, vận tải, hàng không, xi măng, dệt may,nông - lâm - ngư nghiệp... [2]; qua đó, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽtrên tất cả các ngành kinh tế - kỹ thuật. Các luật, nghị định, văn bản pháp luậtliên quan trong thời kỳ này đã góp phần hình thành, từng bước hoàn thiện môitrường pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động thuận lợi, hiêụquả trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.
Đồng chí đã cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tập trung lãnh đạo,chỉ đạo, dẫn dắt, định hướng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh công cuộcđổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là khắc phục có hiệu quả những tácđộng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, giúp đất nướcnhanh chóng vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì ổn định vĩ mô, phục hồi vàphát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Đồng chí cũng đặc biệt quan tâm đến việcxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính,tăng cường vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và nhiều lần nhấn mạnh:“Phải xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực phảivì lợi ích của Nhân dân”. Dưới sự chỉ đạo của Đồng chí, những cải cách về thểchế, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính đã từng bước được triển khai, tạo nềntảng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếcủa đất nước.
Về quốc phòng - an ninh, trên cương vị là Chủ tịch nước - Chủtịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đồng chí Trần Đức Lương đã chỉ đạo xây dựngnhiều chiến lược, chương trình, chính sách quan trọng về quốc phòng - an ninh,góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.Trong đó, Chương trình Biển Đông, hải đảo là một chương trình có tầm quan trọngđặc biệt trước mắt và lâu dài. Đồng chí Trần Đức Lương được giao nhiệm vụ làmTrưởng Ban chỉ đạo, trước hết là chỉ đạo thực hiện các chương trình đánh bắt xabờ. Các cảng cá và âu thuyền ở tất cả các hải đảo được xây dựng lần đầu, gồm CôTô, Bạch Long Vỹ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc và các đèn hải đăng ở quầnđảo Trường Sa.
Đồng chí Trần Đức Lương chỉ đạo xây dựng các nhà giàn DK đâùtiên trên thềm lục địa và đề xuất lựa chọn công trình trên đảo để xây dựng cảngtàu thuyền phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyềntrên biển. Đồng chí đã chỉ đạo Ban biên giới Chính phủ đàm phán thành công việcphân định biên giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển với Thái Lan, Malaysia,phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia và quyền kiểm soát không lưutrên biển vùng phía Nam (FIR-HCM).
Chủ tịch nước Trần Đức Lương nói chuyện với đồng bào các dân tộc xã Phong Dụ, huyện miền núi Tiên Yên (Quảng Ninh), năm 1997. (Ảnh: Trọng Nghiệp/TTXVN)
Đồng chí cũng được Bộ Chính trị phân công phụ trách tổ côngtác liên ngành (ngoại giao, quốc phòng, an ninh, nội chính...) soạn thảo Đề ánbảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ươngthông qua và ban hành Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới”. Đây là Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt, mangtính chiến lược lâu dài đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồngchí cũng đã đóng góp cùng với Bộ Chính trị chỉ đạo đàm phán thành công, ký cácvăn kiện phân định biên giới trên bộ và biên giới trên biển (khu vực Vịnh Bắc Bộ)với Trung Quốc.
Được Bộ Chính trị phân công phụ trách Ban Chỉ đạo Cải cáchtư pháp Trung ương, Đồng chí đã chỉ đạo Ban Nội chính Trung ương và các cơ quantư pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp cải cách tư pháp trong toàn quốc, tạo chuyểnbiến cơ bản trong toàn hệ thống theo tinh thần Chỉ thị của Bộ Chính trị về cảicách tư pháp trong thời kỳ đổi mới. Đồng chí đã cùng Hội đồng Quốc phòng và Anninh thảo luận và chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp, được BộChính trị và Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng quà và chúc Tết công nhân tổ 10 (Công ty Môi trường và Đô thị Hà Nội) đang làm nhiệm vụ trong đêm giao thừa Tết Kỷ Mão (1999). Ảnh: TTXVN
Trên mặt trận đối ngoại, phát huy kinh nghiệm dày dặn khicòn là Đại diện thường trực Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) tronggiai đoạn 1987-1992, trên cương vị là Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đãchỉ đạo sâu sát và thực hiện thành công nhiều chuyến thăm và tiếp đón cácnguyên thủ quốc gia, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển với các quốc gia, khu vực, tổchức đa phương. Tiêu biểu là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tơíLiên bang Nga tháng 8/1998, đã tạo bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác nhiêùmặt giữa hai nước; trong đó, lần đầu tiên Tổng thống Nga Boris Yeltsin khẳng địnhNga coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á. Đồng chí Trần Đức Lươngcũng có nhiều đóng góp quan trọng góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ quan hệ ViệtNam - Hoa Kỳ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Đồng chí đãgặp chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại New York vào tháng 9/2000trong dịp tham dự Hội nghị Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và mời Tổng thốngHoa Kỳ đến thăm Việt Nam; sau đó, vào tháng 11/2000, Đồng chí đã đón Tổng thốngBill Clinton trong chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam, là Tổng thống Hoa Kỳ đâùtiên tới Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc. Đồng chí cũng đã chỉ đạosâu sát quá trình chuẩn bị và đàm phán với Hoa Kỳ để ký kết Hiệp định Thương mạiViệt Nam - Hoa Kỳ, được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào ngày 04/10/2001.
Đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều chỉ đạo quan trọng gópphần vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong tình hình mới, địnhhình đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, từng bước đẩy mạnh đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam trở thành thành viên tích cực và cótrách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập APEC(1998) và chuẩn bị các bước quan trọng để gia nhập WTO (2007), mở đường chogiai đoạn hội nhập chủ động, tích cực với hàng loạt hiệp định thương mại, đâùtư song phương và đa phương mà đất nước ta đã ký kết từ đó đến nay.
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được đồng chí TrầnĐức Lương dành sự quan tâm sâu sắc. Những hình ảnh cảm động của Đồng chí với đồngbào dân tộc, người thiểu số, phụ nữ, trẻ em, các hội đoàn, tổ chức chính trị -xã hội, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài làm lay động hàng triệu trái timngười Việt Nam. Đồng chí đã có nhiều cuộc gặp mặt, phát biểu, gửi Thư với tìnhcảm ấm áp, sự động viên, khích lệ chân thành và định hướng chỉ đạo sâu sắc vơíHội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; các anh hùng, chiến sĩ thi đua và điểnhình tiên tiến xuất sắc toàn quốc; các nhà giáo, các cháu thiếu niên và nhi đồng;gặp gỡ thân mật kiều bào vui xuân đón Tết...
Là đại biểu Quốc hội từ khóa VII đến XI, Đồng chí đã gắn bómật thiết với hoạt động lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội, đưa tiếngnói của người dân đến với Quốc hội, đồng thời góp phần nâng cao vai trò, vị trícủa cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Thúc đẩy những chính sách vì ngươìnghèo, người yếu thế, nhất là vùng sâu vùng xa, với đồng chí Trần Đức Lương, tưtưởng “dân làm gốc”, coi trọng nguồn lực con người, “không để ai bị bỏ lại phíasau” không chỉ là một phương châm hành động, mà là một tình cảm chân thành, sâusắc với Nhân dân; trong đó dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Đồng chí, nhiêùchương trình xóa đói giảm nghèo, phủ sóng thông tin, điện lưới, trường học, trạmy tế tại các huyện nghèo, vùng cao, biên giới được ưu tiên thực hiện.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh tặng Chủ tịch nước Trần Đức Lương (Paris, 28/10/2002). Ảnh: TTXVN
Không chỉ là một nhà lãnh đạo có tầm vóc với nhiều đóng gópquan trọng cho đất nước, đồng chí Trần Đức Lương còn là một đảng viên trungkiên, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cộng sản, vì sự phát triển của đất nước, vìhạnh phúc của Nhân dân. Ngay từ năm 1959, Đồng chí đã được đứng vào hàng ngũ củaĐảng và rèn luyện, cống hiến không ngừng nghỉ trong suốt 66 năm qua. Trong mọicương vị công tác, Đồng chí luôn thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu,khiêm nhường và gần gũi với Nhân dân; giữ vững sự liêm khiết, giản dị, chí côngvô tư; chăm lo gìn giữ khối đoàn kết, thống nhất của Đảng. Đồng chí luôn đặt lơịích của đất nước và Nhân dân lên trên hết, luôn trăn trở, tìm tòi những cơ chế,chính sách, giải pháp hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đơìsống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, vì tương lai tốt đẹp của đất nước. Sựkhiêm tốn, chân thành của Đồng chí đã tạo nên hình ảnh một nhà lãnh đạo uy tín,được Nhân dân quý mến, được bạn bè quốc tế trân trọng.
Đặc biệt, đồng chí Trần Đức Lương luôn nhấn mạnh tầm quan trọngcủa sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng trong Đảng và trong toàn dân. Đồng chíluôn giữ vững nguyên tắc, thực hiện đúng chủ trương giải quyết các vấn đề mộtcách khách quan, khoa học, dựa trên thực tiễn và lợi ích quốc gia. Đồng chí làmột nhà lãnh đạo mẫu mực với tinh thần làm việc nghiêm túc, sự cẩn trọng trongtừng quyết sách, cùng với tấm lòng tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp chung, để lạimột tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp, lan tỏa nhiều giá trị quan trọng, cảtrong chính sách, trong tinh thần và trong ký ức của đồng bào, của những ngươìtừng được cùng đồng hành, cùng làm việc với Đồng chí trên các cương vị công táckhác nhau.
Sau khi được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ, đồngchí Trần Đức Lương vẫn luôn đau đáu, trăn trở, tâm huyết và tiếp tục có những ýkiến đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại. Mỗi khi các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tôiđến thăm, Đồng chí đều trao đổi sâu sắc về những vấn đề quan trọng, mang tầmchiến lược và căn dặn phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, tất cảvì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân, đặc biệt là phảichú trọng hơn nữa công tác rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ - những chủ nhântương lai của đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng(03/02/1930-03/02/2025), Đồng chí đã được trao tặng Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.Đồng chí cũng đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ,cứu nước hạng Nhì (năm 1995) và Huân chương Sao vàng (tháng 12/2007) - Huânchương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước dành tặng những người có đóng góp đặcbiệt xuất sắc đối với đất nước. Đồng thời, Đồng chí còn nhận nhiều Huân chươngvà danh hiệu cao quý do bạn bè quốc tế trao tặng[3]. Những phần thưởng quý giánày là sự ghi nhận và đánh giá cao của Ðảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế dànhcho Đồng chí Trần Đức Lương về những đóng góp to lớn và xuất sắc của đồng chí đôívới sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc và quan hệ hợp tác, hưũnghị giữa Việt Nam và các nước. Những kinh nghiệm thực tiễn và đóng góp, cốnghiến của đồng chí Trần Ðức Lương là tài sản quý giá cho những thế hệ hôm nay vàmai sau học tập, trân trọng giữ gìn và tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng,phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Những di sản, đóng góp quan trọng và bài học kinh nghiệm sâusắc từ cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Trần Đức Lương vẫn còn nguyên giá trịcho chúng ta hôm nay, đặc biệt là trong quá trình triển khai thực hiện cuộccách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy và các quyết sách “Bộ tứ trụ cột” của BộChính trị để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triểngiàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâmđã khẳng định.
Cuộc đời và sự cống hiến không ngừng nghỉ của Đồng chí TrầnĐức Lương là nguồn cảm hứng cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân ta, cho thế hệ trẻhôm nay và mai sau viết tiếp những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đồng chí mãilà tấm gương sáng để đồng bào, đồng chí, cán bộ và chiến sĩ cả nước trân trọng,học tập và noi theo, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựngthành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh, phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Chủ tịchHồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.
[1] Nghị định của Chính phủ số 60-CP ngày 5/7/1994 về quyềnsở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định của Chính phủ số61-CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.
[2] Những dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạnnày có thể kể đến như: xây dựng thủy điện Yaly, Trị An; xây dựng đường dây tảiđiện cao thế Bắc Nam 500 kV; dự án khai thác dầu khí mỏ Bạch Hổ; dự án đưa khítừ mỏ Bạch Hổ vào đất liền và xây dựng cụm công nghiệp khí - điện - đạm Phú Mỹ;các công trình thủy lợi khai thác tứ giác Long Xuyên; hoàn thành cải tạo cáctuyến quốc lộ trọng yếu của đất nước (quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ51, quốc lộ 18...).
[3] Trong đó có danh hiệu Giáo sư danh dự Viện Hàn lâm khoahọc Liên bang Nga (năm 1998); Huân chương José Marti của Chính phủ Cuba (năm2000); Huân chương Agricola, Chương trình Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợpquốc (năm 2002); Huân chương Công trạng cao quý của Chính phủ Công-gô (năm2002); Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp (năm 2002)…
Theo cand.com.vn
Nguồn Điện Biên Phủ : https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/dong-chi-tran-duc-luong-nha-lanh-dao-co-nhieu-dong-gop-quan-trong-cho-su-nghiep-doi-moi-phat-trien-dat-nuoc-va-bao-ve-to-quoc