Đồng USD và 'khoảnh khắc kinh tế'

Đồng USD và 'khoảnh khắc kinh tế'
6 giờ trướcBài gốc
Đồng đô la Mỹ (USD). Ảnh: THX/ TTXVN
Trước Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng bảng Anh giữ vai trò này. Tuy nhiên, kể từ sau thế chiến 2, vị trí ấy đã thuộc về đồng USD. Hiện có khoảng 60% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới được nắm giữ bằng USD, tiếp theo là euro với 20% và yen Nhật chỉ chiếm 5%. Đến 90% giao dịch tiền tệ quốc tế có liên quan đến USD, trong khi 60% trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ cũng sử dụng USD.
Việc này đem lại lợi thế lớn cho nước Mỹ. Cụ thể, nhờ đồng tiền dự trữ toàn cầu, Mỹ có thể vay nợ với lãi suất thấp hơn, tạo điều kiện duy trì mức nợ công cao và thâm hụt ngân sách lớn. Đặc biệt, quyền lực này cho phép Washington áp đặt và thực thi các biện pháp trừng phạt lên những “tác nhân xấu”, bởi gần như mọi luồng vốn quốc tế đều phải đi qua hệ thống ngân hàng Mỹ ở một thời điểm nào đó.
Mỹ đã tận dụng ưu thế đó rất hiệu quả, từ việc phong tỏa tài sản của Iran đến áp dụng lệnh trừng phạt với Nga. Quyền lực tiền tệ ấy lớn đến mức từ thập niên 1960, Bộ trưởng Tài chính Pháp Valéry Giscard d’Estaing đã gọi nó là “đặc quyền thái quá”. Dù cách nói có phần phóng đại, song không thể phủ nhận rằng đây là một đặc quyền rất lớn.
Tuy nhiên, lợi ích từ đồng USD không chỉ dành riêng cho Mỹ mà còn mang lại lợi ích toàn cầu. Nhà kinh tế Charles Kindleberger của MIT, người chuyên nghiên cứu các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, cho rằng thế giới cần một quốc gia “cung cấp thanh khoản khi hệ thống tiền tệ đóng băng trong hỗn loạn”. Mỹ đã đảm nhận vai trò này kể từ hội nghị Bretton Woods (New Hampshire) năm 1944, khi toàn bộ trật tự tài chính hậu chiến được định hình: đồng USD được bảo chứng bằng vàng, còn các loại tiền khác bảo chứng bằng USD. Khi đó, Mỹ là cường quốc kinh tế số một và duy trì vị thế đó suốt nhiều thập kỷ nhờ nền tảng thể chế chính trị, kinh tế vững chắc, trong khi châu Âu bị tàn phá, Vương quốc Anh lâm vào khủng hoảng tài chính, còn Trung Quốc chưa phát triển mạnh.Theo cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kiêm cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, vị thế quốc tế của đồng USD được củng cố bởi thể chế, chính sách của Mỹ, hiệu quả kinh tế, thị trường tài chính mở, sâu, tính thanh khoản cao, pháp quyền và cam kết duy trì tính tự do của đồng tiền. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ của thị trường trước các chính sách thuế quan trong “Ngày Giải phóng” của Tổng thống Donald Trump đã cho thấy những rủi ro tiềm ẩn đối với tương lai của đồng USD với tư cách đồng tiền dự trữ toàn cầu.Việc nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu sau khi ông Trump công bố chính sách thuế quan là điều dễ hiểu, vì rủi ro tăng, lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng và tăng trưởng kinh tế có thể chững lại. Thông thường, trong trường hợp đó, nhà đầu tư sẽ chuyển sang mua trái phiếu Chính phủ Mỹ để phòng ngừa rủi ro, khiến lợi suất trái phiếu giảm và đồng USD tăng giá. Nhưng lần này thì khác, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và đồng USD lại giảm. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt 80 năm qua, kể cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.Phản ứng kiểu này thường chỉ thấy ở các nền kinh tế mới nổi hoặc những quốc gia thiếu ổn định, nơi mà giới đầu tư không còn phân biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu mà đặt câu hỏi sâu xa hơn: liệu quốc gia đó có còn đáng tin cậy không? Nếu niềm tin vào nước Mỹ lung lay, các ngân hàng trung ương sẽ dần giảm dự trữ bằng USD, nhà đầu tư sẽ ngại mua trái phiếu Mỹ, và các doanh nghiệp giao dịch quốc tế có thể tìm đến một đồng tiền khác để làm phương tiện thanh toán.Điều từng được cho là không tưởng, rằng Mỹ có thể mất vai trò phát hành đồng tiền dự trữ toàn cầu, giờ là điều có thể trở thành hiện thực. Vấn đề đặt ra là đồng tiền nào có thể thay thế? Trên thực tế, rất khó để chỉ ra một đồng tiền nào có thể lập tức đảm nhận vai trò đó.Hiện Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển và triển khai quy mô lớn đồng nhân dân tệ điện tử (e-CNY), một đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành. Đồng tiền này hoạt động giống như tiền mặt, nhưng có thể tích hợp với các công nghệ tài chính tiên tiến như hợp đồng thông minh, tiền có thể lập trình, chuyển tiền quốc tế tức thì, và cả “hoán đổi nguyên tử” - một công cụ cho phép hai bên tự động trao đổi tài sản giữa hai hệ thống blockchain khác nhau.Hiện tại, đồng USD vẫn giữ vị trí là đồng tiền dự trữ chủ đạo của thế giới. Nhưng lần đầu tiên sau 8 thập kỷ, vị thế đó không còn là điều chắc chắn. Trong sinh học tiến hóa có một khái niệm gọi là “cân bằng ngắt quãng”, chỉ việc biến đổi có thể xảy ra đột ngột sau thời gian dài ổn định. Tương tự, học giả pháp lý Bruce Ackerman cũng từng nói về “khoảnh khắc hiến pháp”, khi thể chế chính trị có thể thay đổi sâu rộng trong thời gian ngắn. Có lẽ chúng ta đang chứng kiến một “khoảnh khắc kinh tế” như vậy, khi đồng USD đang đứng trước nguy cơ đi theo “vết xe đổ” của đồng bảng Anh năm xưa.
Nguyễn Linh/BNEWS/vnanet.vn
Nguồn Bnews : https://bnews.vn/dong-usd-va-khoanh-khac-kinh-te/374590.html