Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 659/QĐ-TTg cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đối với SpaceX, Tập đoàn này đang làm việc với Bộ Tài chính để tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết sẽ thực hiện các thủ tục cấp phép triển khai kinh doanh dịch vụ viễn thông vệ tinh công nghệ quỹ đạo tầm thấp tại Việt Nam sau khi SpaceX hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nói trên và doanh nghiệp này gửi hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định của Luật Viễn thông và Nghị định số 163/2024/NĐ-CP và Quyết định số số 659/QĐ-TTg.
SpaceX muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 23/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ mở đường cho SpaceX thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Văn bản này cho phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO), đồng thời không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài - một bước đi quan trọng trong việc thu hút các tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Theo quy định, SpaceX sẽ phải làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và dự án đầu tư với Bộ Tài chính. Sau khi hoàn tất việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, SpaceX làm thủ tục xin cấp phép cung cấp dịch vụ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, Starlink.
Về tiến độ thực tế, hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn SpaceX đang hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp với Bộ Tài chính để hoạt động tại Việt Nam.
Theo quy định, SpaceX được phép thử nghiệm công nghệ LEO tại Việt Nam trong khuôn khổ giai đoạn thí điểm kéo dài 5 năm, kết thúc chậm nhất vào ngày 1/1/2031.
Số lượng thuê bao tối đa được triển khai thí điểm là 600.000 thuê bao, bao gồm tổng số lượng thuê bao dịch vụ viễn thông nêu trên của doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam và của các doanh nghiệp viễn thông bán lại dịch vụ của doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.
Ngày 14/7, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Việt Nam sẽ cấp phép và triển khai thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) cho doanh nghiệp. Mục tiêu của Bộ Khoa học và Công nghệ đặt ra là ngay sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đầu tư, thành lập pháp nhân tại Việt Nam, doanh nghiệp được cấp phép để có thể chính thức triển khai dịch vụ trong quý IV/2025.
Trước đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trao quyết định cho phép SpaceX triển khai thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam. Theo Quyết định số 659 ngày 23/3 của Thủ tướng Chính phủ, SpaceX – đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink – được phép triển khai thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp trong phạm vi toàn quốc.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long cho biết, ngay sau khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp hoàn tất thủ tục đầu tư, thành lập pháp nhân tại Việt Nam, có thể chính thức triển khai trong Quý 4/2025.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, Việt Nam sẽ cấp phép và triển khai thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) cho doanh nghiệp. Mục tiêu của Bộ KH&CN đặt ra là ngay sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đầu tư, thành lập pháp nhân tại Việt Nam, doanh nghiệp được cấp phép để có thể chính thức triển khai dịch vụ trong Quý 4/2025.
Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam mới chỉ có Viettel đưa ra tuyên bố tham gia lĩnh vực vệ tinh tầm thấp. Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Viettel, cho biết tập đoàn này cũng đang nghiên cứu về vệ tinh tầm thấp. Tuy nhiên, phía Viettel cũng chưa thông tin về kết quả của nghiên cứu này.
Như vậy, có thể hiểu mục tiêu mà Bộ KH&CN đưa ra là triển khai dịch vụ vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk tại Việt Nam.
Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Cương, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ KH&CN, cho biết vừa qua, Thủ tướng đã ký cho phép thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam cho doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài là SpaceX.
Theo quy định, SpaceX sẽ phải làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và dự án đầu tư với Bộ Tài chính. Sau khi hoàn tất các thủ tục này, SpaceX sẽ phải làm thủ tục xin cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Hiện Bộ Tài Chính và Bộ KH&CN đang hướng dẫn SpaceX thực hiện các thủ tục này.
Chia sẻ tiếp về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Cương cho biết Bộ KH&CN đã tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 nhóm công nghệ chiến lược, trong đó, nhóm hàng không, vũ trụ gồm 3 nhóm sản phẩm: vệ tinh viễn thám và viễn thông tầm thấp; trạm mặt đất và điều khiển vệ tinh; thiết bị bay không người lái.
Trước đó, trên truyền thông đưa thông tin SpaceX, công ty vũ trụ của tỷ phú Elon Musk đã có hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam. Khoản đầu tư này nhằm triển khai dịch vụ Internet vệ tinh Starlink, dự kiến sẽ cung cấp kết nối Internet băng thông rộng đến mọi khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, nơi hạ tầng Internet truyền thống còn hạn chế.
Việc triển khai dịch vụ Starlink được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số và thu hẹp khoảng cách số tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa SpaceX và các doanh nghiệp viễn thông trong nước, cùng với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng.
Điều này cũng sẽ góp phần thu hẹp "khoảng cách số", tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ số cho mọi người dân trên cả nước, đặc biệt là tại các khu vực hẻo lánh, khó tiếp cận với hạ tầng băng rộng cố định hoặc mạng 4G, 5G. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của Starlink tại Việt Nam vẫn chưa được công bố.
Trước đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trao quyết định cho phép SpaceX triển khai thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam. Theo Quyết định số 659 ngày 23/3 của Thủ tướng Chính phủ, SpaceX – đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink – được phép triển khai thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp trong phạm vi toàn quốc.
Tú Ân