Chen chúc trong căn nhà trọ nhỏ, chật hẹp tại quận 7, chị Vũ Thị Phượng (công nhân KCX Tân Thuận, quận 7, TPHCM) mơ ước sở hữu một căn nhà nhỏ cho gia đình mình nhưng với mức lương công nhân như hiện nay, ước mơ của chị vẫn chỉ là mơ ước.
Với các quy định mới, nhà ở xã hội chưa bao giờ được nhà nước hỗ trợ tốt như hiện nay. Tuy nhiên, theo nhiều chủ đầu tư, để có thể cung cấp nhiều dự án hơn nữa, cần có nguồn vốn vay rẻ và dài hạn nhằm kéo giảm giá thành sản phẩm.
Chia sẻ tại Hội thảo “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt” diễn ra vừa qua, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 100 của Chính phủ đã gỡ vướng về mặt pháp lý cho các chủ đầu tư, tuy nhiên để tăng tốc triển khai các dự án nhà ở xã hội vẫn cần sự hỗ trợ từ các địa phương, đặc biệt trong đó là việc phân bổ các quỹ đất để phát triển.
Có thể thấy, hành lang pháp lý hoàn thiện hơn đang giúp gia tăng nguồn cung nhà ở xã hội, song, về lâu dài, nhà nước vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nhà ở xã hội, từ bố trí quỹ đất, nguồn vốn vay đến đơn giản hóa thủ tục cho người mua. Từ đó, hiện thực hóa đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Phạm Quyền - Đỗ Khoan
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/dua-cac-chinh-sach-moi-ve-nha-o-xa-hoi-di-vao-cuoc-song-243519.htm