Thổ Nhĩ Kỳ đang trên cơ hội tăng cường lực lượng không quân của mình bằng việc mua tên lửa tiên tiến Meteor cho máy bay EF-2000 Typhoon trong tương lai. Theo các báo cáo quốc tế gần đây, Đức và Pháp đã chính thức chấp nhận cho phép Ankara được mua loại tên lửa này.
Trong số các quốc gia tham gia phát triển tên lửa Meteor, hiện Anh, Tây Ban Nha và Ý đã chấp thuận, riêng Đức và Pháp còn phản đối. Tuy nhiên hiện nay Berlin và Paris đã nới nỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí Meteor.
Hy Lạp phản đối châu Âu bán tên lửa không đối không Meteor cho Thổ Nhĩ Kỳ do sự căng thẳng lịch sử giữa hai quốc gia này.
Theo quan điểm địa chính trị, Hy Lạp coi việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường quân sự là một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm khẳng định sự thống trị ở Đông Địa Trung Hải.
Các chính sách quyết đoán của Ankara, bao gồm thăm dò năng lượng ở vùng biển tranh chấp, thái độ hung hăng ở Biển Aegean và các cuộc can thiệp vào Libya và Syria, đã củng cố thêm mối lo ngại của Hy Lạp.
Ban đầu Đức và Pháp đã ngả theo Hy Lạp để phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu tên lửa Meteor, tuy nhiên dưới áp lực từ Anh, các quốc gia này đã ngừng phản đối thỏa thuận này.
Việc có thể mua tên lửa Meteor sẽ tăng cường đáng kể ưu thế trên không của Thổ Nhĩ Kỳ, làm thay đổi sự cân bằng mong manh giữa hai đồng minh NATO. Hy Lạp phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng không quân tiên tiến của mình, đặc biệt là đội máy bay chiến đấu Rafale được trang bị tên lửa Meteor, để duy trì khả năng răn đe.
Việc cho phép Thổ Nhĩ Kỳ triển khai cùng một khả năng sẽ làm suy yếu lợi thế chiến lược này và khiến Ankara trở nên táo bạo hơn trong các tranh chấp khu vực.
Meteor (Sao băng) là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn dẫn đường bằng radar chủ động do Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh hợp tác nghiên cứu phát triển vào những năm 1990 và đưa vào sử dụng từ năm 2016.
Meteor có chiều dài 3,6 m; đường kính thân 180 mm; trọng lượng 185 kg, được trang bị đầu nổ phá mảnh do công ty Đức TDW phát triển.
Với khả năng bám đuổi mục tiêu, tên lửa Meteor có khả năng sát thương gấp 5 lần so với các tên lửa thông thường như tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 của Mỹ hay R-77 của Nga.
Tên lửa Meteor đạt vận tốc Mach 4 để có thể truy đuổi mục tiêu là các máy bay chiến đấu của đối phương khi không chiến.
Có được vận tốc này là do tên lửa Meteor được trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm tiêu thụ ít nhiên liệu đẩy.
Điều đặc biệt động cơ phản lực của tên lửa này có thể hoạt động trong môi trường khí quyển lẫn trong môi trường không gian.
Điều này khiến động cơ tên lửa Meteor không cần mang theo nhiều oxy để đốt cháy nhiên liệu hydro lỏng. Đây cũng là loại tên lửa đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ này.
Tên lửa Meteor có thể dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu bay bên ngoài tầm nhìn thẳng, bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống dẫn đường hai chiều cho phép máy bay cập nhật các số liệu mục tiêu trong khi bay hoặc chỉnh lại mục tiêu nếu cần, bao gồm dữ liệu từ các bên thứ ba.
Đường dẫn có khả năng truyền thông tin về tên lửa như trạng thái chức năng và động học, thông tin về nhiều mục tiêu và thông báo về mục tiêu của đầu tìm.
Theo nhà sản xuất, Meteor tạo ra một “Khu vực không thể trốn thoát” lớn gấp 3 lần so với tên lửa thông thường, lên tới trên 100 km khi đạt tầm bắn tối đa 185 km.
"Khu vực không thể trốn thoát - No Escape Zone (NEZ)" là thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch sẽ không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa.
Chiến đấu cơ đầu tiên được trang bị Meteor là Saab JAS-39 Gripen vào năm 2016. Hiện nay chúng đã được trang bị thêm cho các tiêm kích Typhoon, Rafale.
Ngoài ra hải Mỹ cũng để ngỏ khả năng trang bị Meteor cho F-18E/F Super Hornet và F-35; Ấn Độ cũng đã đưa ra yêu cầu khảo sát việc tích hợp Meteor các tiêm kích Sukhoi Su-30MKI của họ.
Tuy có giá thành khá cao nhưng nhờ tính năng chiến đấu hiệu quả nên tên lửa Meteor đang được Pháp, Ấn Độ, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Đức và Ai Cập đồng loạt trang bị cho chiến đấu cơ của mình.
Việt Hùng
Theo Bulgarianmilitary