Hầu hết những câu chuyện trong 'Tây Du Ký' đều rất tuyệt vời, hấp dẫn và trở thành kinh điển. Có những phân cảnh trong bộ phim này đã đi sâu vào trong ký ức của người xem như chuyện về Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên cung... Tuy nhiên, phần gây tranh cãi nhất trong tác phẩm này có lẽ ở câu chuyện về Tôn Ngộ Không thật và giả. Ở đó, có cuộc chiến đầy căng thẳng, hấp dẫn của 2 Tôn Ngộ không và không ai phân biệt được đâu mới là đồ đệ thật sự của Đường Tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về văn học và điện ảnh của Trung Quốc thì rõ ràng trong câu chuyện này thì Đường Tăng là người gần gũi nhất có thể phân biệt được đâu là đồ đệ của mình. Vấn đề là tại sao ông lại không sử dụng khả năng của mình?
Theo câu chuyện trong 'Tây Du Ký', với việc xuất hiện Tôn Ngộ Không thật và giả, thì đến Quan Thế Âm Bồ Tát cũng không phân biệt được đâu là đồ đệ thực sự của Đường Tăng. Họ làm kinh động đến cả Thiên đình, Địa phủ, Long cung cũng không thể phân biệt được, cho đến khi Phật Tổ đích thân ra tay thì mới có thế giải quyết vấn đề. Thì ra, Tôn Ngộ Không giả chính là Lục Nhĩ Mỹ Hầu.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn Ngộ Không có đường sinh mệnh tương thông nhau. Ở truyện gốc Tây Du Ký, một vị thần có đạo hạnh cao đã cho ra 4 câu thơ về gốc gác của Tôn Ngộ Không như sau:
'Linh Minh Thạch Hầu, biết cơ trời đất
Xích Khau Mã Hầu, thông phép cao xa
Thông Túy Viên Hầu, tài năng mạnh bạo
Lục Nhĩ Mỹ Hầu, biến hóa vô song'.
Như vậy, theo truyện gốc Tây Du Ký thì không phải có 2 mà là tận 4 con khỉ đá được sinh ra từ thần phách Nữ Oa. Linh Minh Thạch Hầu ở đây chính là Tôn Ngộ Không. Xích Khao Mã Hầu đắc đạo trước sự kiện Ngộ Không phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, Thông Túy Viên Hầu được xếp vào hàng yêu ma tà đạo còn Lục Nhĩ Mỹ Hầu chính là Tôn Ngộ Không giả.
Trở lại với câu chuyện về việc phân biệt Tôn Ngộ Không thật - giả. Các chuyên gia cho rằng, Đường Tăng là người ở bên Ngộ Không rất lâu nên ông có phương pháp để phân biệt và tìm ra học trò của mình. Phương pháp đơn giản nhất được các chuyên gia chỉ ra là 'Tâm Kinh'. Theo truyện, có một thiền sư đã viết một “Tâm kinh” tặng Đường Tăng, trong kinh không nhiều chữ nhưng ý nghĩa lại vô cùng phong phú. Đường Tăng và Ngộ Không đã thảo luận về cuốn sách này rất nhiều lần trên đường đi. Chính vì cuốn sách này rất quen thuộc, nên Đường Tăng có thể hỏi về nó với hai Ngộ Không thật giả một cách riêng biệt. Như vậy, chứng tỏ Đường Tăng có thể dễ dàng phân biệt đâu là thật, đâu là giả.
Chỉ cần Đường Tăng đặt câu hỏi về 'Tâm Kinh' đối với 2 vị Ngộ Không, thì sẽ biết được chân tướng thật - giả. Bởi lẽ, Ngộ Không giả hoàn toàn không biết gì về 'Tâm Kinh'. Còn nếu cả 2 đều không biết gì về 'Tâm Kinh' thì cả 2 đều là giả. Tuy nhiên, Đường Tăng nhất định sẽ không dùng cách này. Lý do là vì ông biết hai con khỉ này chính là hai trái tim của Ngộ Không, Lục Nhĩ Mỹ Hầu kia chính là tâm ma của Ngộ Không tạo và cuộc chiến giữa Ngộ Không và Lục Nhĩ cũng chính là cuộc giằng xé nội tâm giữa một bên là Phật tâm (sang Tây Trúc thỉnh kinh, tu thành chính quả) và một bên là ma tâm (về Hoa Quả Sơn, trở thành tướng cướp). Cuối cùng thì chỉ có Phật Tổ Như Lai mới có thể hóa giải và đưa ra câu trả lời về Tôn Ngộ Không thật - giả.
Phật Tổ Như Lai cũng phải dùng đến Đại Thiên Am, có công năng mạnh nhất trong Tây Du Ký mới có thể chỉ ra được Tôn Ngộ không giả. Sau khi đánh chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu, cái tâm của Tôn Ngộ Không trong sáng hơn và đó cũng là thời điểm nhân vật này một lòng phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh.
Theo Công lý xã hội