ECB hạ lãi suất lần thứ tư trong năm

ECB hạ lãi suất lần thứ tư trong năm
4 giờ trướcBài gốc
Tại sao phải cắt giảm lãi suất?
Mới đây, vào ngày 12/12, ECB đã chính thức tuyên bố hạ lãi suất đưa về mức 3%, đồng thời giảm bớt mức độ cứng rắn trong thông điệp chính sách tiền tệ và cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực eurozone trong thời gian tới có thể sẽ không đạt kỳ vọng.
Bà Christine Lagardcho - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Phát biểu trước truyền thông, bà Christine Lagardcho - Chủ tịch ECB, cho biết một số thành viên thiết lập lãi suất đã đề xuất mức giảm hẳn 0,5 điểm phần trăm để tạo nên sự thay đổi lớn. Tuy nhiên sau nhiều cân nhắc, cũng như nhiều cuộc tranh luận gay gắt, cuối cùng tất cả các thành viên đã nhất trí với mức giảm 0,25 điểm phần trăm.
Được biết, kể từ lần đầu tiên khởi động vòng xoay của chu kỳ nới lỏng vào tháng 6 năm nay, ngày 12/12 là lần thứ 4 ECB tiếp tục hoạt cắt giảm lãi suất này của mình. Với mức giảm lên đến 0,25 phần trăm, con số vốn nằm trong dự báo của nhiều nhà nghiên cứu, đã chính thức đưa lãi suất tiền gửi tham chiếu của ECB về ngưỡng thấp kỷ lục kể từ tháng 3/2023.
Cũng từ sau cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ ở Frankfurt, thông tin về việc cắt giảm lãi suất đã khiến nhà kinh tế Mark Wall của ngân hàng Deutsche Bank phải lên tiếng nghi ngờ: “Cánh cửa đã mở rộng hơn để ECB tiếp tục hạ lãi suất”
Sau nhiều lần cắt giảm lãi suất, người ta cho rằng sự dịch chuyển theo chiều hướng mềm mỏng của ECB hiển nhiên không phải điều tự nhiên mà có. Nó đang nằm trong giai đoạn buộc các nhà lãnh đạo phải hành động nhanh chóng, chính xác. Khi bối cảnh eurozone và nền kinh tế khỏe nhất trong khu vực là nước Đức đang phải đương đầu với cơn sóng dữ với tốc độ tăng trưởng yếu. Song song với đó, nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu mới là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Đi đường vòng để gặt hái bền vững
Lần họp này, ECB đã đưa ra nhận định tổng sản phẩm trong nước (GDP) của eurozone có thể chỉ tăng trưởng 1,1% trong năm 2025, thấp hơn 0,2% so với dự đoán được đưa ra hồi tháng 9 vừa rồi. Đồng thời, ECB cũng cảnh báo sự ảm đạm này cũng sẽ bao trùm cả khu vực, khiến cho tốc độ tăng trưởng khu vực năm 2026 có thể tụt xuống mức 1,4%, chứ không giữ được mức 1,5% như dự đoán. Thậm chí, ECB còn đưa ra một kịch bản tồi tệ hơn, họ cho rằng vào năm 2027, tốc độ tăng trưởng của eurozone sẽ chỉ ngấp nghé ở mức 1,3%.
Bà Lagarde khẳng định: “Rủi ro suy giảm đối với tăng trưởng kinh tế đã tăng lên”. Nhưng Chủ tịch ECB cũng hết sức chắc chắn lời đe dọa của ông Trump về áp thuế quan phủ khắp 20% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ không phải là kịch bản chính của ECB. Điều này có nghĩa là nền kinh tế eurozone - vốn có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu - có thể lâm vào tình cảnh khốn đốn hơn rất nhiều so với dự đoán, nếu như ông Trump hiện thức hóa lời đe dọa thuế quan của mình.
Người ta lo ngại rằng tăng trưởng dưới mức trung bình sẽ kéo lạm phát - hiện ở mức 2,3% - xuống dưới mục tiêu, gợi nhớ đến thời kỳ trước COVID khi trọng tâm là đẩy giá lên cao hơn là kiềm chế giá.
Tuyên bố sau cuộc họp lần này của ECB không còn mang đốm lửa hy vọng đưa ra cam kết “giữ lãi suất ở mức đủ thắt chặt trong thời gian đủ dài” để đưa lạm phát về mục tiêu 2% như những lần họp trước. Thay vào đó, ECB đã buộc phải đưa ra tuyên bố nhấn mạnh rằng “hiệu ứng của chính sách tiền tệ thắt chặt” sẽ “giảm dần” theo thời gian. “Hướng đi của chính sách hiện tại là rất rõ ràng”, bà Lagarde nói tại họp báo sau cuộc họp của ECB. Đây được xem là một tín hiệu cho thấy ECB sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong năm 2025, nhưng bà nhấn mạnh rằng tốc độ giảm lãi suất sẽ được quyết định theo từng cuộc họp một, thay vì được định sẵn.
Mặc dù không thể thực hiện kế hoạch giữ lại suất, đưa lạm phát về mức mong muốn nhưng những nhà hoạch định chính sách của ECB vẫn khá lạc quan trên con đường phía trước. Họ khẳng định rằng dù thời gian sắp tới ECB “chưa hoàn thành nhiệm vụ” chống lạm phát ngay, nhưng con đường hiện tại cơ quan này đang đi vẫn hướng đúng đến mục tiêu lạm phát 2% và theo cách thức bền vững. Theo dự báo mới nhất của ECB, lạm phát toàn phần ở eurozone sẽ giảm về 2,1% trong năm 2025; 1,9% vào năm 2026; và 2,1% vào năm 2027.
Giới đầu tư đã chờ đợi từ lâu
Nhà kinh tế trưởng Dean Turner của công ty quản lý tài sản UBS Global Wealth Management nhận định: “Khả năng đang nghiêng về chiều hướng ECB sẽ phải hành động nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2025”. Ông Turner cũng cho rằng điều này đồng nghĩa với việc ECB sẽ có rất ít, thậm chí là không có những đợt giảm lãi suất cực sâu trong ngắn hạn mà sẽ được hoạch định để có sự điều chỉnh trong dài hạn cho phù hợp vào năm 2025.
Eurozone vốn được giới đầu tư nhận định rằng có phần lạc hậu hơn so với nền kinh tế Mỹ. Chính vì vậy thông điệp hứa hẹn về việc giảm lãi suất từ ECB khiến cho các nhà đầu tư mở cờ trong bụng. Thậm chí, họ kỳ vọng nhiều vào việc ECB sẽ tiến hành nhiều hơn nữa những đợt giảm lãi suất tương tự để kéo dần khoảng cách này lại.
Song song với đó, trên thị trường hoán đổi, các nhà giao dịch cũng có thái độ khá lạc quan. Họ khẳng định không thay đổi đặt cược của mình sau quyết định lãi suất của ECB. Họ tiếp tục kỳ vọng từ nay đến tháng 9/2025, ECB sẽ giảm lãi suất thêm 5 lần, mỗi lần giảm 0,25 điểm phần trăm. Như vậy, lãi suất tiền gửi tham chiếu của ECB sẽ về mức 1,75%. Trưởng nghiên cứu Derek Halpenny của ngân hàng MUFG nhận định: “Nếu các số liệu kinh tế sắp tới suy yếu thêm, chẳng hạn do sự bất định gia tăng về thuế quan, ECB có thể giảm lãi suất mạnh hơn”. Thị trường hoán đổi đang kỳ vọng Fed giảm lãi suất tổng cộng 0,75 điểm phần trăm trong năm 2025, đưa lãi suất quỹ liên bang về khoảng 3,75% - 4%.
Vân Anh
Nguồn ANTG : https://antg.cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/ecb-ha-lai-suat-lan-thu-tu-trong-nam-i754221/