Ngư dân đánh cá ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam nước Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
Hồi đầu năm nay, EU đã đưa Senegal vào danh sách "quốc gia không hợp tác" trong cuộc chiến chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, với lý do rằng các biện pháp quản lý của quốc gia châu Phi này vẫn còn yếu kém, chưa thể đảm bảo sự bền vững cho nguồn cá.
Thỏa thuận đánh bắt cá giữa EU và Senegal ký năm 2019 đã trở thành tâm điểm tranh cãi tại Senegal, khi nhiều ý kiến cho rằng tình trạng khai thác quá mức đang khiến nguồn cá cạn kiệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ngư dân địa phương. Ngành thủy sản là nguồn sống của khoảng 16% dân số tại quốc gia này, và trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các tàu lớn của nước ngoài, nhiều ngư dân Senegal đang gặp khó khăn trong việc kiếm sống. Trong khi đó, EU khẳng định các tàu của họ chỉ chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng đánh bắt ở vùng biển Senegal, cho rằng họ chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào tình trạng khai thác quá mức.
Khi thỏa thuận hiện tại hết hạn, các tàu châu Âu sẽ phải rời khỏi vùng biển Senegal và đồng thời chấm dứt các khoản đóng góp tài chính cho nước này. Hiện tại, Chính phủ Senegal vẫn chưa có phản hồi chính thức, nhưng Tổng thống Bassirou Diomaye Faye - người vừa đắc cử vào tháng 3 vừa qua - từng cam kết xem xét lại thỏa thuận này. Vào tháng 5, ông đã ủy quyền tiến hành một cuộc kiểm toán ngành thủy sản, nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa được công bố.
Hoàng Minh (TTXVN)