Gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam; Khởi công cầu Ba Lai 8 gần 2.300 tỷ đồng

Gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam; Khởi công cầu Ba Lai 8 gần 2.300 tỷ đồng
2 giờ trướcBài gốc
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Hoàn tất thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước ngày 5/10
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 441/TB - VPCP thông báo Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được tổ chức hôm 25/9.
Ảnh minh họa. (nguồn: Internet).
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp để khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trong đó tận dụng tối đa nội dung của Đề án đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lưu ý rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Kết luận của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng; làm rõ những ý kiến của các Bộ, cơ quan, địa phương và của các chuyên gia trong lĩnh vực này để bảo đảm đồng thuận, thống nhất cao cả hệ thống chính trị, Nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Trong số các nội dung được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ GTVT cần tập trung làm rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ cao, hiện đại… và giải trình rõ hơn lý do tại sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.
Bộ GTVT cũng được yêu cầu bổ sung các luận cứ để chứng minh cần thiết phải xây dựng toàn bộ tuyến, không phân kỳ theo từng đoạn theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị (nghiên cứu phân tích dựa trên hiệu quả đầu tư giữa phương án đầu tư toàn tuyến so với phương án phân kỳ; ưu thế của từng phương thức đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không, đường sắt tốc độ cao ở cự ly nào là phù hợp nhất? trường hợp đầu tư phân kỳ từng đoạn thì có bảo đảm tính kết nối, đồng bộ hay không?...).
Bên cạnh đó, cần làm rõ quan điểm vận tải hành khách là chủ yếu, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết, thông qua phương án khai thác, điều độ tàu (với vận tốc thiết kế là 350km/h, vận chuyển hành khách khai thác ở tốc độ 320 km/h và khi vận chuyển hàng hóa sẽ khai thác với vận tốc thấp hơn hoặc khung giờ ban đêm; chỉ vận chuyển hàng nhẹ, hàng chuyển phát nhanh; đối với hàng hóa trọng tải lớn, hàng container sẽ sử dụng đường sắt hiện hữu và phương thức vận tải khác).
Phó thủ tướng lưu ý việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, độc lập tự chủ để hình thành một ngành công nghiệp đường sắt nói chung, gồm đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia.
Trên tinh thần đó, Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án về phát triển ngành xây dựng đường sắt Việt Nam, trong đó lựa chọn một số doanh nghiệpnhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân tham gia (thị trường của ngành đường sắt là đủ lớn).
Bộ Công Thương góp ý trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án phát triển công nghiệp liên quan cơ khí, chế tạo cho ngành đường sắt (hạ tầng, quản trị, hệ thống điều khiển thông minh, sản xuất toa xe, đầu máy với lộ trình làm chủ ngay từ đầu hoặc chuyển giao từng bước); nghiên cứu có cơ chế giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc doanh nghiệp có năng lực tham gia.
Để trình Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Phó thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương bổ sung hoàn thiện Hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước ngày 1/10/2024) để phục vụ công tác thẩm định, trong đó lưu ý, rà soát cơ sở khoa học, thực tiễn, các vấn đề nêu trên, làm rõ, báo cáo cụ thể về các cơ chế, chính sách đặc thù để trình Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Hội đồng thẩm định Nhà nước triển khai, hoàn tất việc thẩm định theo quy định, trên cơ sở đó hoàn thiện Báo cáo trình Chính phủ trước ngày 5/10/2024.
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ gửi các Bộ và Thành viên Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án mà Bộ GTVT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định chậm nhất vào ngày 1/10/2024 để nghiên cứu trước.
“Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo thẩm định, Văn phòng Chính phủ gửi ngay cho các thành viên Chính phủ để xin ý kiến; trên cơ sở đó Bộ GTVT tổng hợp, hoàn thiện báo cáo Chính phủ trước ngày 7/10/2024”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Thừa Thiên Huế đề xuất bổ sung 552,719 tỷ đồng cho dự án phát triển đô thị
Dự án “Chương trình Phát triển các đô thị loại II” (các đô thị xanh) – Tiểu dự án Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 91,22 triệu USD (tương đương 1.929,386 tỷ đồng) bao gồm vốn vay ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 60,69 triệu USD (1.283,59 tỷ đồng) và vốn đối ứng là 30,53 triệu USD (tương đương 645,796 tỷ đồng).
Khu đô thị mới An Vân Dương, nơi tập trung nhiều hạng mục của dự án “Chương trình Phát triển các đô thị loại II” (các đô thị xanh) – Tiểu dự án Thừa Thiên Huế. Ảnh: Ngọc Tân
Dự án đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt lần đầu vào tháng 4/2016, điều chỉnh lần cuối vào tháng 8/2024. Dự án được giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư, với thời gian thực hiện được xác định từ năm 2018 đến ngày 30/6/2028. Địa điểm thực hiện dự án tại khu vực TP. Huế, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo đó, mục tiêu dự án nhằm cải thiện và mở rộng mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị, đồng thời tạo động lực cho phát triển đô thị, thúc đẩy phát triển kinh doanh thương mại dịch vụ và khai thác tiềm năng du lịch. Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao cảnh quan môi trường đô thị …
Dự án gồm 15 hạng mục công trình và được chia thành 3 hợp phần: Hợp phần 1- Phòng chống ngập lụt và vệ sinh môi trường,; Hợp phần 2- Phát triển hệ thống giao thông; Hợp phần 3 – Tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện dự án.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay, Ban QLDA dự án đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu 10/10 gói thầu xây lắp với giá trị hơn 1.008,2 tỷ đồng. Trong đó, 2 gói thầu đã hoàn thành đưa vào sử dụng và có 8 gói thầu vẫn đang triển khai thực hiện với khối lượng đạt hơn 675,99 tỷ đồng (đạt hơn 67% khối lượng toàn Dự án). Tuy vậy, giá trị thực hiện thực tế các hợp phần đều nhỏ hơn so với hiệp định vay đã ký. Nguyên nhân do vốn dư sau đấu thầu, vốn dư do thay đổi tỷ giá, vốn dư do dự phòng hiệp định chưa phân bổ.
Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, ngày 20/9 vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có báo cáo trình HĐND tỉnh về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Chương trình Phát triển các đô thị loại II" (các đô thị xanh) – Tiểu dự án Thừa Thiên Huế.
Theo đó, bổ sung quy mô đầu tư sử dụng vốn dư của dự án với số tiền 23,857 triệu USD - tương đương 552,719 tỷ đồng để đầu tư bổ sung các hạng mục: Kênh sinh thái khu A – An Vân Dương; Cải tạo đường bộ bao gồm xây dựng mới 2 đoạn đường tại khu B khu đô thị mới An Vân dương và cải tạo 3 đoạn đường; Cầu đi bộ nối từ trung tâm hành chính TP. Huế - Trung tâm thể thao tỉnh.
Điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, trong đó tổng mức đầu tư điều chỉnh (VNĐ) là 2.088,472 tỷ đồng (tăng 59,087 tỷ đồng do thay đổi tỷ giá trong quá trình thực hiện thanh toán), còn tổng mức đầu tư bằng đồng USD vẫn không thay đổi (91,22 triệu USD).
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế lý giải, trong quá trình thực hiện dự án, tỷ giá đồng USD/VND có sự thay đổi theo từng thời điểm thanh toán. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tổng mức đầu tư dự án bằng đồng USD không thay đổi nhưng sau khi quy đổi ra VNĐ sẽ phải điều chỉnh.
Ông Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua thẩm tra cho thấy đây là dự án rất quan trọng của tỉnh. Thời gian vừa qua, các cấp, các ngành, địa phương, chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự án đã phát huy hiệu quả trong việc cải thiện và mở rộng mạng lưới giao thông, từng bước hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị; chỉnh trang cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.
“Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với nội dung UBND tỉnh trình HĐND tỉnh, đồng thời đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để kịp thời triển khai thực hiện”, ông Tài thông tin.
9 tháng năm 2024, các khu công nghiệp Long An thu hút hơn 674 triệu USD vốn FDI
Theo Ban Quản lý khu kinh tế Long An, từ đầu năm nay đến ngày 20/9/2024, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đã thu hút đầu tư 96 Dự án, gồm 75 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 21 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư cấp mới hơn 540 triệu USD và hơn 1.227 tỷ đồng; diện tích đất cho thuê 28,39 ha.
Khu công nghiệp tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Bên cạnh đó, còn có 84 dự án điều chỉnh vốn, gồm 68 dự án FDI điều chỉnh với tổng vốn điều chỉnh tăng hơn 134 triệu USD; 16 dự án trong nước điều chỉnh với tổng vốn điều chỉnh tăng hơn 326 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm 2023, tổng vốn đầu tư FDI tăng 6% (674,39 triệu USD/636,44 triệu USD); tổng vốn đầu tư trong nước giảm 93% (1.553,15 tỷ đồng/22.774,73 tỷ đồng).
Toàn tỉnh Long An hiện có 36 KCN được thành lập với tổng diện tích được quy hoạch là 9.693,29 ha. Trong đó, có 26 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích quy hoạch là 5.982,14 ha (đất công nghiệp là 4.278 ha, đã cho thuê hơn 2.912 ha), tỷ lệ lấp đầy đạt 68,08%; 10 KCN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đang triển khai thực hiện các thủ tục, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng KCN với diện tích là 2.908,49 ha.
Theo Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch toàn tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2030 có 51 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 12.433 ha.
Tách phần vốn Nhà nước tại Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thành tiểu dự án độc lập
UBND TP. Hà Nội vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai và giải ngân vốn ngân sách trung ương Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Phối cảnh Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo, trình Quốc hội cho phép thực hiện Tiểu dự án đầu tư công đối với phần vốn ngân sách Nhà nước trong Dự án thành phần 3 như một dự án đầu tư công thông thường và được triển khai độc lập, song song và không phụ thuộc vào tiến độ, kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện phần còn lại của Dự án thành phần 3.
Các hạng mục này bao gồm các cầu: Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng và các đoạn tuyến: từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn tuyến nối 9,7 km trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đồng thời, cho phép UBND TP. Hà Nội giao cơ quan trực thuộc làm chủ đầu tư thực hiện Tiểu dự án đầu tư công theo pháp luật về đầu tư công.
Trường hợp có nhà đầu tư tham gia thực hiện Dự án thành phần 3, Nhà nước sẽ sử dụng tài sản công là Tiểu dự án đầu tư công này để hỗ trợ nhà đầu tư để thực hiện thu phí trên toàn tuyến cao tốc Vành đai 4.
UBND TP. Hà Nội cũng đề xuất hướng xử lý đối với trường hợp tổng mức đầu tư các dự án thành phần có sự thay đổi so với sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án thành phần được duyệt nhưng không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư.
Cụ thể, với trường hợp tổng mức đầu tư dự án thành phần giảm thì được giữ nguyên phần ngân sách Trung ương hỗ trợ như theo Nghị quyết 56/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Trường hợp tăng tổng mức các dự án thành phần, các địa phương sẽ tự cân đối bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.
UBND TP. Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền giao UBND TP. Hà Nội là cơ quan đầu mối để rà soát, điều hòa, cân đối, thống nhất với UBND tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Bắc Ninh về số liệu điều chỉnh tăng, giảm tổng mức đầu tư các dự án thành phần; các địa phương thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh các Dự án thành phần.
Được biết, hiện tiến độ triển khai các Dự án thành phần 1.1 (bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng) và Dự án thành phần 2.1 (xây dựng đường song hành) cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là triển khai Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP đảm bảo tiến độ và giải ngân vốn Trung ương năm 2024 được bố trí cho dự án là 4.190 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Dự án thành phần 3 sẽ phê duyệt phát hành hồ sơ mời thầu; tháng 12/2024 tổ chức mở thầu (tối thiểu 60 ngày để Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu); tháng 1/2025 hoàn thành việc: đánh giá kỹ thuật, đánh giá tài chính thương mại, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư; tháng 2/2025 nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án, đàm phán ký kết hợp đồng BOT.
Tiếp theo đó, để triển khai Tiểu dự án đầu tư công theo pháp luật về đầu tư công, nhà đầu tư cần triển khai công tác: hoàn thiện, phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở; lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công theo Luật Đấu thầu để khởi công dự án, thời gian này cần tối thiểu 3 đến 6 tháng.
Theo tiến độ nêu trên, sớm nhất quý III/2025 mới có đủ cơ sở tạm ứng, thanh toán phần vốn ngân sách Nhà nước cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp thời gian lựa chọn nhà đầu tư kéo dài do các yếu tố bất khả kháng như: không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu, cần gia hạn thời gian mời thầu, các khó khăn nêu trên không được giải quyết kịp thời,... thì việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ khó khăn.
Bên cạnh đó, hiện nay các Dự án thành phần đường song hành (nhóm Dự án thành phần 2) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành vào cuối năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, sau khi hệ thống đường song hành dự kiến được hoàn thành trong năm 2025 vẫn chưa thể kết nối thông toàn bộ tuyến do các cầu lớn như cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (qua sông Hồng), cầu Hoài Thượng (qua sông Đuống) thuộc Tiểu dự án đầu tư công trong Dự án thành phần 3 chưa hoàn thành, làm giảm hiệu quả đầu tư.
UBND TP. Hà Nội cho biết, với tình hình triển khai và khó khăn vướng mắc nêu trên, việc triển khai Tiểu dự án đầu tư công trong Dự án thành phần 3 như một dự án đầu tư công thông thường, do được triển khai độc lập, không phụ thuộc vào tiến độ, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, sẽ giải quyết được các khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trong trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện phần còn lại của Dự án thành phần 3, Nhà nước sẽ sử dụng tài sản công là Tiểu dự án đầu tư công để hỗ trợ Nhà đầu tư thực hiện thu phí trên toàn tuyến cao tốc Vành đai 4.
“Trường hợp chưa lựa chọn được Nhà đầu tư, sau khi Tiểu dự án đầu tư công hoàn thành sẽ đảm bảo kết nối thông tuyến toàn bộ hệ thống đường song hành, Nhà nước có thể triển khai thực hiện thu phí đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách”, UBND TP. Hà Nội phân tích.
PV Power công bố khoản vay 521,5 triệu USD cho Dự án Nhơn Trạch 3&4
Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3&4 là các nhà máy điện đầu tiên sử dụng LNG tại Việt Nam và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dịch chuyển năng lượng quốc gia.
Dự án điện khí LNG NHơn Trạch 3&4 có tổng mức đầu tư gần 1,4 tỷ USD, trong đó cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay của dự án là 25/75%.
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) Hoàng Văn Quang khẳng định, hợp đồng tín dụng trị giá 521,5 triệu USD với tổ hợp hai ngân hàngCiti, ING được bảo hiểm bởi KSURE và SERV là hợp đồng tín dụng với giá trị khoản vay lớn nhất để tài trợ cho Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3&4 có nghĩa rất quan trọng đối với PV Power, đảm bảo tiến độ, chất lượng, sớm đưa Dự án đi vào vận hành thương mại, góp phần vào việc đảm bảo tiến độ chung của Dự án và ổn định hệ thống điện quốc gia.
Như vậy, tính tới nay, PV Power đã ký kết được các khoản tín dụng tài trợ cho Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3&4 bao gồm: khoản vay SMBC/SACE trị giá 200 triệu USD, ký ngày 31/3/2023; Khoản vay Vietcombank trị giá 4.000 tỷ đồng, ký ngày 26/9/2023; Hợp đồng tín dụng trị giá 521,5 triệu USD với tổ hợp hai ngân hàng Citi và ING được bảo hiểm bởi KSURE và SERV.
Ông Hoàng Văn Quang cho hay, trong chiến lược phát triển dài hạn, PV Power xác định lấy công nghiệp điện khí là định hướng phát triển chủ đạo, đồng thời lựa chọn các dự án thích hợp để phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phù hợp với chủ trương của Chính phủ hướng tới Net Zero vào năm 2050 và xu hướng của thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện các bên tài trợ và bảo hiểm cho Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3&4 khẳng định, sự kiện công bố hợp đồng tín dụng 521,5 triệu USD cho dự án là minh chứng cho những nỗ lực đáng ghi nhận của tất cả các bên tham gia cũng như thể hiện sức mạnh của các mối quan hệ hợp tác vững chắc cùng với những mục tiêu chung.
Đại diện các bên tài trợ và bảo hiểm của dự án cũng bày tỏ hy vọng Dự án này sẽ góp phần đảm bảo ổn định năng lượng tại Việt Nam cũng như hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng than và mang lại giá trị kinh tế đáng kể cho các doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), ông Dương Mạnh Sơn, Phó tổng giám đốc Petrovietnam khẳng định, sự kiện công bố hợp đồng tín dụng trị giá 521,5 triệu USD đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hợp tác giữa Citi, ING và Petrovietnam nói chung, PV Power và tổ hợp 2 ngân hàng nói riêng.
Lãnh đạo Petrovietnam mong muốn Citibank và ING tiếp tục tài trợ tín dụng cho các dự án và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam và các đơn vị thành viên trong tương lai.
Đồng thời, lãnh đạo Tập đoàn đề nghị PV Power sẽ có kế hoạch thực hiện sử dụng vốn vay hiệu quả từ Citibank/ING cũng như các ngân hàng khác như khoản vay của SMBC được bảo lãnh bởi SACE, khoản vay 4.000 tỷ đồng của Vietcombank.
Thành phố Thủ Đức: Thông xe cầu Năm Lý có tổng mức đầu tư hơn 731 tỷ đồng
Ngày 2/10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM phối hợp với UBND TP. Thủ Đức tổ chức thông xe dự án xây dựng cầu Năm Lý.
Ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, cầu Năm Lý có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP. Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.
Cây cầu thay thế đập Rạch Chiếc.
Về đường bộ, cầu Năm Lý kết nối tuyến đường Đỗ Xuân Hợp là tuyến trục qua các phường lân cận phục vụ lưu thông giữa các khu dân cư lân cận và kết nối giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu dây.
Về đường thủy, Rạch Chiếc có quy hoạch là tuyến sông cấp 4 đảm bảo yêu cầu của tuyến giao thông thủy qua ngã Rạch Chiếc sau khi khai thông tuyến đường thủy nối từ sông Sài Gòn - sông Đồng Nai.
Do đó, việc xây mới cầu Năm Lý có ý nghĩa lớn đối với giao thông vận tải hàng hóa thủy, bộ và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị tại địa phương.
Dự án xây dựng cầu Năm Lý (thay thế đập Rạch Chiếc) nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp TP. Thủ Đức được khởi công xây dựng vào tháng 10/2016.
Công trình có tổng chiều dài 750m, gồm, phần cầu xây dựng mới cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu dài 449m, rộng 20m; phần đường dài là 301m, mặt cắt ngang rộng từ 30m - 37,5m (bao gồm vỉa hè và đường gom); hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh…
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 731 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật là 252 tỉ đồng, chi phí xây lắp 423 tỉ đồng và các chi phí khác.
Xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Long An
Thông tin về tình hình xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Long An, Ban Quản lý Khu kinh tế Long An cho biết, ngày 18/7 vừa qua, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Long An đã có văn bản số 172-CV/BCSĐ báo cáo việc thực hiện Đề án thành lập Khu kinh tế Long An trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy Long An xem xét, cho chủ trương làm cơ sở triển khai thực hiện.
Khu kinh tế Long An kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng mới theo hướng hệ sinh thái công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và trung tâm logistics của tỉnh. Ảnh: Cảng Quốc tế Long An
Ban Quản lý Khu kinh tế Long An đã hoàn chỉnh đề cương và có văn bản số 1996/BQLKKT-KHĐT ngày 20/8/2024 trình UBND tỉnh về việc việc xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Long An theo thông báo cuộc họp số 8231/UBND-THKSTTHC ngày 25/6/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Kết luận số 1143-KL/TU ngày 01/8/2024 của Thường trực Tỉnh ủy.
Ngày 9/9/2024, UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định số 9134/QĐ-UBND phê duyệt đề cương xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Long An. Theo đó, UBND tỉnh giao Ban Quản lý khu kinh tế phối hợp với các sở, ngành tỉnh, UBND huyện Cần Đước, UBND huyện Cần Giuộc và các đơn vị có liên quan tổ chức lập Đề án thành lập Khu kinh tế Long An theo nội dung đề cương được phê duyệt.
Theo Quyết định số 686/QĐ-TTg, ngày 13/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng: “Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Long An tại thị xã Kiến Tường, các huyện Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Xây dựng Khu kinh tế Long An tại huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước trở thành động lực tăng trưởng mới theo hướng hệ sinh thái công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và trung tâm logistics của tỉnh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật”.
Vị trí dự kiến thành lập Khu kinh tế Long An nằm phía Đông Nam của tỉnh, trên địa bàn huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước; phía Đông giáp huyện Nhà Bè (TP.HCM) và sông Soài Rạp, phía Tây giáp Quốc lộ 50, phía Nam giáp sông Vàm Cỏ, và phía Bắc giáp xã Long An và xã Phước Lại của huyện Cần Giuộc.
Khu kinh tế Long An có tổng diện tích tự nhiên khoảng 12.930 ha, trong đó có 7.390 ha thuộc huyện Cần Đước và 5.540 ha thuộc huyện Cần Giuộc.
Trước đó, tại văn bản số 338/TB-VPCP, ngày 19/8/2023 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An (vào ngày 25/7/2023), về kiến nghị của tỉnh thành lập Khu kinh tế Long An ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Long An lập hồ sơ thành lập khu kinh tế theo đúng quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quảng Trị lập quy hoạch xây dựng khu vực ven biển
Ngày 2/10, Sở Xây dựng Quảng Trị thông tin, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đồ án quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị đến năm 2045.
Khu vực ven biển huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Theo Sở xây dựng Quảng Trị cho biết, đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị đến 2045 có quy mô diện tích quy hoạch khoảng 9.541,87 ha; phía Nam giáp ranh giới đồ án Quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam tỉnh; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp các xã Vĩnh Tú, Trung Nam, Hiền Thành (huyện Vĩnh Linh) và các xã Trung Hải, Gio Châu, Gio Mai, sông Cánh Hòm (huyện Gio Linh).
Theo định hướng Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực lập quy hoạch thuộc hành lang phát triển ven biển. Trọng tâm phát triển của hành lang ven biển là khu công nghiệp khí, công nghiệp đa ngành khai thác lợi thế cảng biển, dịch vụ logistic, đô thị du lịch sinh thái biển và sinh thái vùng cát ven biển gắn với phục hồi hệ sinh thái.
Hành lang kinh tế ven biển được xây dựng trên phương án có 4 phân khu chức năng. Trong đó, phân khu 1 được xây dựng tại huyện Gio Linh có diện tích 4.897 ha, phát triển dịch vụ du lịch hỗn hợp, đa chức năng và khu vực sân bay; phân khu 2 có diện tích 915 ha, phát triển theo hướng đô thị hóa du lịch dịch vụ kết nối đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, công viên gắn với bến đò Tùng Luật và vĩ tuyến 17; phân khu 3 có diện tích 2.282,4 ha gồm các cụm du lịch dịch vụ gắn với các khu di tích, danh thắng, cảng du lịch Vịnh Mốc kết nối đảo Cồn Cỏ và thị trấn Cửa Việt (khai thác du lịch cộng đồng sinh thái gắn với phát triển nông, lâm, nghiệp); phân khu 4 có diện tích 1.446 ha phát triển du lịch dịch vụ, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Đây là các khu chức năng phát triển về du lịch dịch vụ ven biển kết nối với Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị hình thành hành lang kinh tế tổng hợp ven biển, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phía Đông tỉnh Quảng Trị hướng tới hình thành đô thị biển có bản sắc trong tương lai.
Tại cuộc họp, các sở, ban, ngành đã góp ý về các nội dung đồ án, tính khả thi trong xây dựng hạ tầng; quy mô dân số ở các phân khu, vấn đề giải phóng mặt bằng, quỹ đất dành cho các khu dân cư; ảnh hưởng của hoạt động xây dựng công trình đến hành lang bảo vệ bờ biển; quy hoạch các khu hậu cần chế biến thủy sản…
Kết luận cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến giao Sở Xây dựng và Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh rà soát các quy hoạch chung ở thị trấn Cửa Việt, khu đô thị sân bay để cập nhật, kết nối vào đồ án quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các lợi thế, tiềm năng của địa phương.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cũng chỉ đạo các cơ quan liên quan cần nghiên cứu kỹ quy hoạch không gian biển về xây dựng quảng trường, nhà cao tầng, công trình công cộng, rừng phòng hộ bị ảnh hưởng, hành lang bảo vệ bờ biển.
Đối với đơn vị tư vấn, Phó chủ tịch Lê Đức Tiến yêu cầu tổng hợp các danh mục xây dựng đồ án có liên quan đến hạ tầng khu về các công trình xây dựng để ưu tiên đầu tư trong quy hoạch. Giao Sở Xây dựng tổ chức hội thảo mời các chuyên gia, tập đoàn có kinh nghiệm về dịch vụ du lịch, đô thị sinh thái để đóng góp các ý kiến cho đồ án quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị.
Bến Tre khởi công cầu Ba Lai 8 vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, cầu Ba Lai 8 và tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang, Trà Vinh có vai trò rất quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội về phía Đông theo quy hoạch của tỉnh đến 2030 tầm nhìn đến 2050, đã được Thủ tướng phê duyệt và đang khẩn trương triển khai trình Thủ tướng Kế hoạch thực hiện quy hoạch trên.
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL thực hiện nghi thức khởi công.
Dự án cầu Ba Lai 8 không chỉ đơn thuần phục vụ giao thông mà cùng với tuyến đường bộ ven biển của vùng đang triển khai sẽ mở ra cơ hội mới kết nối giao thương các tỉnh ven biển phía Đông ĐBSCL, không gian phát triển kinh tế hướng Đông và thu hút đầu tư vào các huyện ven biển tỉnh Bến Tre và ĐBSCL. Đồng thời tạo tiền đề thúc đẩy quá trình triển khai xây dựng các hợp phần còn lại của tuyến đường ven biển gồm cầu Cửa Đại và cầu Cổ Chiên 2, tạo tác động lan tỏa, thu hút đầu tư xây dựng và phát triển các khu kinh tế biển, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, du lịch, dịch vụ,… cho khu vực ven biển tỉnh Bến Tre và vùng ĐBSCL.
Dự án nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến tre năm 2024 sẽ diễn ra vào sáng 3/10/2024. Công trình này là hợp phần đầu tiên trên tuyến đường bộ ven biển miền Tây - kết nối các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, dự án hoàn thành sẽ tạo bước đột phá cho Bến Tre và các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, kết nối Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL, phá bỏ thế cô lập xứ cù lao Bến Tre, góp phần thay đổi diện mạo, cơ hội nâng cao đời sống vật chất cho người dân; thu hút đầu tư, mở ra tiềm lực phát triển kinh tế xanh, kinh tế biển.
Phó thủ tướng biểu dương các bộ ngành và các tỉnh, địa phương quyết liệt triển khai dự án đúng tiến độ đề ra, cảm ơn và ghi nhận sự đồng thuận, hy sinh và chia sẻ của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, trong việc bàn giao sớm mặt bằng để chủ đầu tư, nhà thầutriển khai dự án đúng tiến độ.
Phó thủ tướng cho rằng, đây chỉ là bước khởi đầu, còn rất nhiều việc phía trước, khi phải có tuyến đường bộ ven biển hoàn chỉnh kết nối hiệu quả để phát huy tác dụng lan tỏa cầu Ba Lai 8.
Đề nghị các bộ ngành cần tiếp tục đồng hành hỗ trợ Bến Tre trong quá trình triển khai dự án. Tiếp tục quyết liệt hoàn thành giải phóng mặt bằng, thường xuyên kiểm tra giám sát, chăm lo an sinh xã hội cho người dân vùng dự án, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nhất là không để xảy ra tiêu cực liên quan đến dự án, đền bù, chỉ đạo điều hành... đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.
Đối với nhà đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu tuân thủ pháp luật, huy động tối đa các nguồn lực, nhân lực, thiết bị hiện đại; không để xảy ra tham nhũng tiêu cực. Những khó khăn vướng mắc cần báo cáo kịp thời để có hướng xử lý triệt để, sớm đưa dự án vào vận hành, tạo thêm nguồn lực phát triển cho tỉnh Bến Tre và các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Cầu Ba Lai 8 dài 527,6 m, khổ cầu rộng 22,5 m, mặt đường gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp. Đường vào cầu dài 12,37 km; vận tốc thiết kế 80 km/giờ.Các công trình trên tuyến gồm: 4 cây cầu bằng bê-tông cốt thép nhịp giản đơn, 2 nút giao thông giao với ĐT.886 và giao với Quốc lộ 57B, cống thoát nước ngang đường và đường kết nối với đường giao thông hiện hữu. Tổng mức đầu tư của dự án là 2.255 tỷ đồng.
Quảng Nam kiên quyết điều chuyển vốn dự án chậm tiến độ
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kết luật của ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp với các tổ công tác về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Dự án nạo vét sông Cổ Cò vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tính đến ngày 20/9, tỷ lệ giải ngân vốn đầu công năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mới đạt 39%, chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra.
Tổng vốn đầu tư công năm 2024 của Quảng Nam là hơn 8.884 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 hơn 7.056 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hơn 2.194 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương; kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài sang năm 2024 hơn 1.827 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc giải ngân kế hoạch vốn chậm có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Tuy nhiên nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, khi các cấp ủy đảng, chính quyền chưa vào cuộc đồng bộ, thiếu quyết liệt, còn thờ ơ trong công tác chỉ đạo điều hành, việc chỉ đạo thực hiện của các đơn vị chủ đầu tư chưa sâu sát, thiếu cụ thể; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao…
Để đạt mục tiêu giải ngân kế hoạch vốn, tỉnh Quảng Nam yêu cầu phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công.
Trong đó, điều chuyển, thay thế kịp thời những cán bộ, công chức yếu kém, thiếu trách nhiệm, cố tình gây khó khăn, cản trở tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đưa chỉ tiêu giải ngân là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cuối năm và xem xét giao kế hoạch đầu tư công năm 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiên quyết điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn từ các công trình, dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân không đạt tiến độ để bổ sung cho các công trình, dự án giải ngân cao… Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động rà soát các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển kế hoạch vốn.
Quảng Nam cũng giao cho các sở ngành kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng, không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc thiếu đất đắp và cát xây dựng để đầu cơ, lên giá; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là hành vi cấu kết giữa các chủ mỏ vật liệu để tạo khan hiếm giả, nâng giá.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra trực tiếp, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện từng dự án và công tác giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án trọng điểm để kịp thời ghi nhận, giải quyết các khó khăn, vướng mắc…
Hé lộ thông số Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành trị giá 3,45 tỷ USD
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành vừa được liên danh tư vấn gồm Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) - Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDI SOUTH) hoàn tất để trình thẩm định.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm thuộc phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM; điểm cuối tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Ảnh minh họa.
Tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1435 mm, điện khí hóa, với tổng chiều dài chính tuyến là 41,83 km, chiều dài đường dẫn depot là 4,4 km; tốc độ thiết kế 120 km/h trên chính tuyến (90 km/h trong hầm), tải trọng trục 16 tấn/trục.
Tổng thể tuyến bao gồm các đoạn đi trên cao, đi trên mặt đất và đi ngầm, trong đó đoạn đi trên cao gồm cầu cạn, cầu vượt sông 30,67 km chiếm 66,34%; đoạn đi hầm 15,13 km chiếm 32,73%; đoạn đi trên nền đường đất 0,43 km chiếm 0,93%.
Trên tuyến bố trí 20 nhà ga (16 ga trên cao; 4 ga ngầm), 1 depot tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (rộng 21,4 ha) và 1 bãi đỗ tàu, trạm chỉnh bị sửa chữa, vệ sinh tàu tại Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức (rộng 1,2 ha); 4 trạm nhận điện, 10 trạm điện kéo và 1 vị trí vượt sông đặc biệt lớn (sông Đồng Nai). Tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành là khoảng 140,11 ha.
Tuyến có năng lực chuyên chở hành khách của tuyến đáp ứng năng lực chuyên chở 40.000 người/hướng/giờ; thực hiện kết nối trung tâm TP. HCM đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các đô thị dọc tuyến đường sắt.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 TP. HCM tại ga Thủ Thiêm; đường sắt Biên Hòa –Vũng tàu tại ga S18; đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tại ga Thủ Thiêm và ga Long Thành.
Với quy mô đầu tư như trên, Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 84.752 tỷ đồng (tương đương 3,454 tỷ USD), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khoảng 5.504 tỷ đồng; phấn đấu khởi công trước năm 2030, hoàn thiện đưa vào khai thác từ năm 2035.
Tại Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào giữa năm 2021, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành là dự án trong danh mục dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030.
Tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào đầu tháng 11/2021, Dự án xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành cũng đã được đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ nêu ý kiến gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM
Ngày 2/10, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7083/VPCP-NN gửi 7 Bộ và 3 cơ quan đề nghị có ý kiến hỏa tốc đối với Báo cáo của UBND TP.HCM về phương án tháo gỡ vướng mắc Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).
Cống Mương Chuối, một hạng mục của Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) - Ảnh:TN
Sau khi nhận được báo cáo của UBND TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan khẩn trương có ý kiến cụ thể bằng văn bản về giải pháp tháo gỡ Dự án và cơ sở pháp lý, thẩm quyền giải quyết đối với những vấn đề vướng mắc được UBND TP.HCM nêu ra.
Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ gửi ý kiến trước 17 giờ ngày 3/10/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng trước ngày 5/10/2024.
Vào cuối tháng 9/2024, UBND TP.HCM đề xuất phương án tháo gỡ là cho phép Thành phố điều chỉnh Dự án vì hiện nay tổng mức đầu tư dự án thay đổi, thời gian thực hiện dự án đã hết, việc ký kết hợp đồng và thực hiện có một số thiếu sót.
Thành phố cũng kiến nghị điều chỉnh thời hạn hoàn thành Dự án để làm cơ sở ký kết Phụ lục Hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán.
Sau khi ký kết phụ lục hợp đồng, Thành phố có thể thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư để có nguồn vốn thi công phần còn lại của công trình.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM giai đoạn I (tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng), được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018.
Theo báo cáo của nhà đầu tư Tập đoàn Trung Nam, đến nay toàn Dự án đã thi công được hơn 90% khối lượng công việc nhưng đang tạm dừng thi công từ ngày 15/11/2020 cho đến nay.
Theo báo cáo của nhà đầu tư, do kéo dài thời gian thực hiện nên Dự án phát sinh chi phí lãi vay và các chi phí khác dẫn đến tổng mức đầu tư của Dự án tăng từ 9.976 tỷ đồng lên thành 14.398 tỷ đồng.
Đề xuất cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ Dự án vành đai 4 - TP.HCM
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT về việc giao cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.
Hướng tuyến Vành đai 4 TPHCM. (Ảnh: Sở GTVT TP.HCM).
Theo đó, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường vành đai 4 TP. HCM và nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến vành đai 4 TP. HCM.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị giao địa phương này là cơ quan có thẩm quyền, chủ trì, phối hợp UBND tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu) và các đơn vị liên quan tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM theo quy định để báo cáo, trình cấp thẩm quyền thẩm định, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ họp cuối năm 2024.
UBND TP.HCM cũng đề xuất giao Bộ GTVT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với Dự án xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM; kịp thời phối hợp, hướng dẫn các địa phương liên quan trong quá trình thực hiện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và tổ chức thẩm định theo quy định; tham mưu Thủ tướng cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương tham gia Dự án xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.
Trước đó, vào cuối tháng 8/2024, UBND TP. HCM đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc trình Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tổng thể Dự án xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM. Toàn tuyến dài 207km, giai đoạn 1 xây 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp bố trí liên tục và dải phân cách giữa hai chiều xe chạy. Giai đoạn này cũng sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn để thuận lợi cho việc mở rộng trong tương lai.
Tổng mức đầu tư Dự án xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM ước khoảng 128.063 tỉ đồng. Trong đó, đoạn TPHCM dài 17,3km (14.089 tỉ đồng); đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu dài 18,1km (7.972 tỉ đồng); đoạn qua Đồng Nai dài 45,6km (19.151 tỉ đồng); đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 47,5km (19.827 tỉ đồng); đoạn qua tỉnh Long An dài hơn 78km (67.024 tỉ đồng).
Giá trị thực hiện cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 đạt gần 39%
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, đến nay Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 đã bàn giao mặt bằng đạt 100%; đã hoàn thành di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, nước và viễn thông) 68/68 vị trí.
Dự án đã hoàn thành 15/16 gói thầu; chưa lựa chọn nhà thầu 1/16 gói thầu.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, nhà thầu đang triển khai thi công phần đường: Tuyến chính đào đất không thích hợp 12,2/14,6 km; đắp cát hoàn trả 8,7/14,6 km; đường công vụ đào đất không thích hợp 17,2/20,3 km; đắp cát K90 16,1/20,3 km; rải cấp phối đá dăm đạt 7,3/20,3 km.
Phần dầm sàn liên tục đã hoàn thành 68/68 móng cọc bê tông cốt thép dự ứng lực, và hoàn thành 64/68 trụ; đang thi công bê tông cốt thép phần trên.
Phần cầu, tổ chức thi công tại 18/19 cầu, lao dầm 31/77 nhịp, bê tông cốt thép mặt cầu 19/77 nhịp.
Giá trị thực hiện đến nay hơn 983/2.547 tỷ đồng, đạt 38,6%. Giải ngân vốn năm 2024 đến nay là 872,4/882 tỷ đồng, đạt 98,9%. Trong đó, giải ngân vốn giải phóng mặt bằng là 16,4/20 tỷ đồng, đạt 81,9%; giải ngân chi phí xây dựng 856/862 tỷ đồng, đạt 99,3%.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 27,43 km, được chia thành 2 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km16+000) chiều dài khoảng 16 km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đồng Tháp làm cơ quan chủ quản thực hiện. Dự án đã khởi công ngày 25/6/2023, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2025.
Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) chiều dài khoảng 11,43 km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.856 tỷ đồng, do UBND tỉnh Tiền Giang làm cơ quan chủ quản thực hiện.
9 tháng, Hải Dương đã hoàn thành mục tiêu thu hút đầu tư trong nước cả năm 2024
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, 9 tháng năm 2024 toàn tỉnh đã thu hút đầu tư trong nước (DDI) được hơn 8.000 tỷ đồng, đạt mục tiêu cả năm.
Xác định thu hút đầu tư là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dương đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và định hướng cho từng giai đoạn.
Trung tâm Thương mại AEON Hải Dương sẽ được xây dựng tại khu vực phía đông đại lộ Võ Nguyên Giáp (TP Hải Dương). Ảnh: Thành Chung
Cụ thể, 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh có 41 Dự án mới với tổng vốn đăng ký hơn 5.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; Điều chỉnh tăng vốn cho 137 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng. Mặc dù đạt mục tiêu thu hút DDI cả năm 2024 nhưng tỉnh vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu thu hút dự án mới với tổng vốn đăng ký khoảng 6.100 tỷ đồng.
Các dự án đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, lao động, việc làm và tăng thu ngân sách địa phương. Hiện nay, các dự án DDI tỉnh Hải Dương tập trung đầu tư ở lĩnh vực thương mại dịch vụ, y tế, chế tạo sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Trong năm 2024, UBND tỉnh Hải Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm thương mại Hải Dương (Aeon Mall Hải Dương) của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Tuấn Kiệt HD. Dự án DDI này không chỉ tạo ấn tượng bởi tổng mức đầu tư lên tới 1.220 tỷ đồng mà còn thu hút được sự quan tâm lớn của đông đảo người dân. Dự án được thực hiện tại phường Thạch Khôi, xã Liên Hồng (TP Hải Dương) với diện tích gần 3,6 ha.
Dự kiến, dự án sẽ triển khai xây dựng từ quý I/2025, khi đi vào hoạt động từ quý I/2026, Aeon Mall Hải Dương sẽ là nơi giao thương, buôn bán hàng hóa, kinh doanh các loại hình dịch vụ, vui chơi, giải trí, ẩm thực... phục vụ đời sống người dân Hải Dương và cả vùng. Dự án được mong chờ và đón nhận bởi đây là trung tâm thương mại quy mô, tầm cỡ lớn nhất từ trước tới nay của tỉnh.
Những nỗ lực thu hút đầu tư trong lĩnh vực y tế của tỉnh Hải Dương cũng có kết quả khi Công ty cổ phần Bệnh viện Đa khoa quốc tế Green quyết định đầu tư hơn 600 tỷ đồng để xây dựng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, dự án này sẽ góp phần mang tới diện mạo mới cho hệ thống cơ sở hạ tầng y tế của tỉnh. Nhà đầu tư đề xuất quy mô dự án là 300 giường bệnh, cam kết hoàn thành trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Để có được dấu ấn nổi bật trong thu hút DDI, thời gian qua, toàn tỉnh đã vào cuộc, quyết tâm với tinh thần cao nhất nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hải Dương đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để trở thành bến đỗ tin cậy, an toàn của các nhà đầu tư. UBND tỉnh Hải Dương cam kết sẽ luôn gắn bó, đồng hành và tiếp tục dành sự thân thiện, ủng hộ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tin tưởng rằng cộng đồng các doanh nghiệp nói chung sẽ tiếp tục có nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Đặc biệt, sự kiện công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư, hạn chế đầu tư ngay từ đầu năm 2024 cũng tạo đà để Hải Dương bứt phá mạnh mẽ trong thu hút DDI. Nhờ quy hoạch, danh mục dự án, các nhà đầu tư có thể nắm thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu và đi tới quyết định đầu tư.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cho biết, xác định hạ tầng là lợi thế cạnh tranh để tạo ưu thế trong thu hút đầu tư, Hải Dương đã tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật, sẵn sàng bảo đảm các tiêu chí cứng, đáp ứng các điều kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới cũng đang được triển khai khẩn trương để đón nhà đầu tư.
Tỉnh Hải Dương đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch gồm 21 khu công nghiệp và 3 khu công nghiệp mở rộng với tổng diện tích khoảng 4.508 ha. Hiện, Hải Dương đã có 17 khu công nghiệp được thành lập. Trong đó, có 12 khu công nghiệp đã triển khai đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh, với tổng diện tích quy hoạch là 1.650 ha. Hải Dương hiện đang tích cực giải phóng mặt bằng, sớm xây dựng hạ tầng cho 5 khu công nghiệp mới. Các cụm công nghiệp mới cũng gấp rút tìm kiếm nhà đầu tư hạ tầng.
Bên cạnh đó, Hải Dương cũng coi trọng xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, không để phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực hiện các thủ tục về đầu tư bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư lựa chọn hình thức giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến. Đồng thời lựa chọn cán bộ, công chức có năng lực, chuyên môn để hỗ trợ, đồng hành với nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện các bước đầu tư. Tất cả nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của tỉnh nhằm hướng tới mục tiêu thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn uy tín, kinh nghiệm và dòng vốn đầu tư chất lượng, nhất là đối với các nhà đầu tư DDI.
Việc hoàn thành thu hút DDI năm 2024 sớm chỉ trong 9 tháng là kết quả đáng mừng để Hải Dương có thêm động lực bứt phá thời gian tới, nhất là khi tỉnh đang xây dựng đề án Khu kinh tế chuyên biệt.
Khu kinh tế chuyên biệt nằm ở phía Tây tỉnh Hải Dương, phía Nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 5.300 ha thuộc 2 huyện Bình Giang, Thanh Miện. Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương sẽ có 7 phân khu chức năng.
Trong đó sẽ hình thành 13 khu công nghiệp và 3 cụm công nghiệp mới với tổng diện tích hơn 3.150 ha. Khu thương mại dịch vụ, logistics có diện tích 75 ha gần đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Trung tâm đổi mới sáng tạo rộng khoảng 60 ha, là hạt nhân phát triển công nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Khu phát triển hạ tầng công cộng có diện tích 60 ha xây dựng các công trình giáo dục, y tế, công viên.
Khu đô thị, dân cư có diện tích khoảng 530 ha quy hoạch gắn với các khu công nghiệp, định hướng phát triển đô thị xanh, thông minh. Khu dân cư hiện trạng rộng 1.574 ha sẽ quy hoạch khớp nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật khu vực. Khu phát triển nông nghiệp sẽ định hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
Lũy kế đến nay, Hải Dương có 1.761 dự án DDI với tổng vốn 112.683 tỷ đồng, gồm 85 dự án trong khu công nghiệp với tổng số vốn 14.773 tỷ đồng, còn lại là 1.676 dự án ngoài khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 97.910 tỷ đồng.
Trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong năm 2024
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đề án đã được Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng để phục vụ việc xem xét bổ sung bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào các quy hoạch và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Để sớm tổ chức triển khai đầu tư xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông - Vận tải về nhiệm vụ của các bộ, địa phương nêu tại văn bản số 9008/BC-BGTVT ngày 20/8/2024.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân TP.HCM khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức lập Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060 trình cấp thẩm quyền phê duyệt; cân đối nguồn lực, gồm cả việc huy động từ các thành phần kinh tế khác để hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối dự án; chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội và tổ chức triển khai xây dựng theo quy định; xây dựng lộ trình, kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông kết nối; xây dựng phương án cấp điện, nước, thông tin liên lạc phù hợp với tiến trình đầu tư xây dựng cảng; xây dựng kế hoạch đầu tư công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác cảng; xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng dịch vụ sau cảng phù hợp lộ trình đầu tư khai thác cảng và hạ tầng giao thông; phối hợp Bộ Quốc phòng thực hiện các nội dung liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng trong khu vực; chủ trì xác định địa điểm đổ thải vật chất nạo vét; phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp khai thác các cảng khu vực Cái Mép và Cần Giờ để nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác các cảng biển tại khu vực.
Bộ Giao thông - Vận tải chủ trì tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển; chủ trì lập và phê duyệt theo thẩm quyền Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM; có ý kiến về công nghệ bốc dỡ hàng hóa trong quá trình tham gia ý kiến bước đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án; phối hợp Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức lựa chọn nhà đầu tư Dự án theo quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội; chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân TP.HCM thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân TP.HCM thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021 - 2025 trên địa bàn Thành phố; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, chấp thuận việc giao đất, giao mặt biển, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, việc bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản thiên nhiên; phương án và địa điểm đổ thải vật chất nạo vét.
Bộ Quốc phòng phối hợp với Ủy ban nhân dân TP.HCM, Bộ Giao thông - Vận tải và các bộ, ngành liên quan trong việc thẩm định vị trí dự án yếu tố về quốc phòng - an ninh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân TP.HCM và nhà đầu tư quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác của dự án theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp (được sửa đổi tại Khoản 5 Điều 248 Luật Đất đai năm 2024).
Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân TP.HCM trong việc đấu nối, cung cấp điện phục vụ hoạt động Dự án.
Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn Ủy ban nhân dân TP.HCM trong việc đầu tư khai thác khu phi thuế quan.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai thực hiện và xem xét giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền đối với các nội dung liên quan trong quá trình tổ chức nghiên cứu, đầu tư xây dựng Bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Tiến độ, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của các bộ, ngành địa phương như sau:
Trong quý IV/2024, hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060; phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 trên địa bàn TP.HCM.
Trong năm 2024, thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Năm 2025, lựa chọn Nhà đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ…
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Ủy ban nhân dân TP.HCM và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng tại Thông báo số 418/TB-VPCP ngày 13/9/2024 của Văn phòng Chính phủ, trong đó sử dụng tối đa thông tin, số liệu của Đề án xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để cập nhật, hoàn thiện Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo quy định; hoàn thiện các quy hoạch liên quan bảo đảm đồng bộ, thống nhất phục vụ đầu tư, khai thác bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Theo Báo cáo của Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đề ra mục tiêu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực. Qua đó thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.
Về vị trí, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến nằm ở khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự kiến của Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khoảng 129.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km.
Tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Bao gồm cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở công nhân viên điều hành, khai thác cảng, hạ tầng kỹ thuật... khoảng 469,5 ha và diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5 ha.
Ước tính với sản lượng hàng hóa năm đầu tiên qua cảng đạt khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet). Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047. Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất. Dự kiến tổng vốn đầu tư của dự án gần 129.000 tỉ đồng (5,5 tỷ USD).
Trao gói thầu trị giá 1.105 tỷ đồng xây cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình và Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu vừa ký kết hợp đồng Gói thầu XL02 thuộc Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Trước đó, ngày 1/10, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1618/QĐ-BQL về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Gói thầu XL-02: Thi công xây lắp (bao gồm khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công) 2 công trình hầm và các hạng mục nền, mặt đường, công trình trên tuyến đoạn từ Km34+990 - Km37+87,870 và đoạn từ Km37+798,400 - Km38+911,544 thuộc Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình).
Theo đó, đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Công ty cổ phần Sông Đà 10, với giá trúng thầu hơn 1.105 tỷ đồng. Gói thầu này được thực hiện bởi ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, với thời gian thực hiện hơn 34 tháng.
“Chúng tôi có kinh nghiệm thực hiện nhiều công trình hầm đường bộ xuyên núi trọng điểm trên cả nước như hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân 2, các công trình hầm lớn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam... Tập đoàn Đèo Cả với vai trò nhà thầu đứng đầu cam kết dẫn dắt liên danh để triển khai thi công Gói thầu đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn”, đại diện Đèo Cả khẳng định.
Ông Bùi Ngọc Tâm, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình đánh giá cao tinh thần nhập cuộc của Liên danh nhà thầu.
“Đây là lần đầu tiên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm việc với những Tập đoàn xây dựng lớn. Tôi đánh giá cao kinh nghiệm cũng như tinh thần làm việc chủ động của Liên danh nhà thầu. Mong rằng các nhà thầu phối hợp thực hiện tốt hơn nữa, đưa dự án về đích đáp ứng chất lượng và tiến độ, đồng thời, đảm bảo an toàn, an ninh trên khu vực thi công”, ông Bùi Ngọc Tâm nhấn mạnh
Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km 19+000 - Km 53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) có tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong Gói thầu XL02 có 2 hầm xuyên núi dài 490m và 627m.
Dự án này có vai trò kết nối tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tạo tiền đề hoàn thiện đồng bộ toàn tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên, nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuyến đường cao tốc cũng góp phần hình thành đường giao thông liên vùng Sơn La, các tỉnh Tây Bắc - Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Bắt đầu nước rút 525 ngày đêm thông tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Ngày 3/10, tại Cao Bằng, Công ty cổ phần Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (doanh nghiệpDự án) đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua 525 ngày đêm thông tuyến Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, hướng tới chào mừng 525 năm thành lập tỉnh Cao Bằng.
Lễ phát động có sự tham dự của Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh cùng đại diện của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.
Tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) là công trình trọng điểm quốc gia, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành địa phương hết sức quan tâm chỉ đạo trong quá trình thực hiện.
Theo Bí thư Trần Hồng Minh, Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là công trình trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, là công trình giúp Cao Bằng “kết nối để vươn xa”.
“Khi hoàn thành, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ là tuyến đường kiểu mẫu, mang đậm bản sắc văn hóa Đông Bắc, không những thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn đóng góp vào bảo tồn giá trị văn hóa địa phương”, Bí thư Trần Hồng Minh nhận định.
Hướng tới kỷ niệm 525 năm thành lập tỉnh Cao Bằng, với mục tiêu tạo ra khí thế thi đua, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tuân thủ chỉ đạo "Vượt nắng thắng mưa" của Thủ tướng Chính phủ, Công ty cổ phần Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và các nhà thầu đã thể hiện quyết tâm thông tuyến Dự án trong 525 ngày đêm.
Theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, từ nay đến tháng 5/2025 là thời điểm then chốt bản lề để đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đưa công trình hoàn thành đúng tiến độ.
Đại diện doanh nghiệp dự án khẳng định, để phong trào thi đua 525 ngày đêm thông tuyến về đích đúng kỳ vọng, cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của người dân hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật.
"Cần xác lập mối quan hệ gắn kết trách nhiệm giữa cơ quan có thẩm quyền, chính quyền cơ sở và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và nhà thầu thi công nhằm tạo nên sự đồng thuận cao từ việc phát động, chỉ đạo đến việc tổ chức thực hiện phong trào", ông Vĩnh chỉ ra.
Đại diện đơn vị Tổng thầu thi công, ông Phạm Duy Hiếu - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, cam kết bám sát kế hoạch thi công chi tiết, đảm bảo tiến độ thông tuyến sau 525 ngày đêm, đồng thời bảo đảm chất lượng và an toàn lao động tuyệt đối.
"Chúng tôi hiểu rằng sự thành công của Dự án không chỉ dựa vào năng lực thi công mà còn phụ thuộc vào sự ủng hộ và đồng hành của chính quyền và nhân dân Cao Bằng", ông Phạm Duy Hiếu nói.
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 có chiều dài hơn 93 km, được đầu tư theo phương thức PPP với tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng.
Điểm đầu của tuyến tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) và điểm cuối tại nút giao quốc lộ 3 (xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng). Dự án do UBND tỉnh Cao Bằng làm Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Tập đoàn Đèo Cả là nhà đầu tư đứng đầu liên danh thực hiện dự án.
Sau khi hoàn thành vào cuối năm 2026, tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6 - 7 giờ xuống còn khoảng 3,5 giờ, tạo đòn bẩy đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, kết nối Cao Bằng với các tỉnh biên giới, với Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước và với quốc tế.
Quảng Nam cần hơn 37.000 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn mới
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng vừa ký báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Theo đó, Quảng Nam đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ tài chính xem xét, tổng hợp nhu cầu vốn của tỉnh, nhất là nhu cầu vốn từ các Dự án đăng ký sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho Quảng Nam có nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong giai đoạn đến.
Theo kế hoạch dự kiến của Quảng Nam, tổng nhu cầu nguồn vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2026 - 2030 là hơn 8.511 tỷ đồng để đầu tư 21 dự án.
Cụ thể, về nhu cầu vốn chuyển tiếp, đối với dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực là dự án phòng cháy chữa cháy phố cổ Hội An có nhu cầu chuyển tiếp bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 là 4,2 tỷ đồng.
Đối dự án đối ứng ODA, có dự án Liên kết vùng miền Trung, tỉnh Quảng Nam có nhu cầu chuyển tiếp bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2026-2030 là hơn 156 tỷ đồng.
Như vậy, tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) cần đăng ký để bố trí cho các dự án chuyển tiếp là hơn 160 tỷ đồng.
Đối với nhu cầu dự án khởi công mới, Quảng Nam đề xuất đăng ký nhu cầu với tổng mức vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2026-2030 là hơn 8.350 tỷ đồng, đầu tư 20 dự án.
Một số dự án cụ thể như Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.606, đoạn nối từ đường Hồ Chí Minh đến trung tâm huyện Tây Giang, Cầu Duy Phước và đường dẫn vào cầu, Đường nối Quốc lộ 1 đi vùng Đông Duy Xuyên và đường ven biển Việt Nam, Đường chiến lược phát triển sản phẩm Quốc gia Sâm Ngọc Linh, Xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026 - 2030…
Đối với vốn ngân sách Trung ương (vốn nước ngoài), tổng nhu cầu nguồn vốn giai đoạn 2026 - 2030, Quảng Nam cần là hơn 2.900 tỷ đồng, đầu tư thực hiện 7 dự án.
Cụ thể, có 4 dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030 với nhu cầu vốn là hơn 1.155 tỷ đồng. Nhu cầu dự án khởi công mới từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (vốn nước ngoài) là 1.745 tỷ đồng, đầu tư 3 dự án.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng số lượng dự án có sử dụng vốn ngân sách Trung ương của tỉnh Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ giao vốn là 64 dự án. Trong đó có 52 dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực và 12 dự án sử dụng vốn nước ngoài.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, tổng số lượng dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương của tỉnh đăng ký là 28 dự án. Trong đó, có 21 dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực và 7 dự án sử dụng vốn nước ngoài.
Đối với khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương chi đầu tư phát triển giai đoạn 2026 - 2030, Quảng Nam dự kiến tổng kế hoạch vốn từ ngân sách địa phương là hơn 25.708 tỷ đồng, trong đó đưa vào cân đối đầu tư hơn 17.994 tỷ đồng…
Cụ thể, nguồn vốn theo tiêu chí, định mức là hơn 5.550 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất là hơn 12.856 tỷ đồng…
TP.HCM khởi công dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng trước ngày 30/4/2025
Ngày 3/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM có văn bản trả lời câu hỏi của phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn về tiến độ thực hiện Dự án Xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng).
Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, qua rà soát quá trình thực hiện, các sở ngành Thành phố nhận thấy việc tiếp tục thực hiện Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức Hợp đồng BT tiềm ẩn nhiều rủi ro về hiệu quả kinh tế, tài chính và pháp lý.
Trong khi đó, Thành phố đang cần phải triển khai Dự án để phục vụ nhu cầu hoạt động thể dục thể thao của người dân, phấn đấu hoàn thành sớm để kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tạo diện mạo đô thị mới.
Vì vậy, Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo dừng đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT) để chuyển thành phương thức đầu tư công phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Thành phố.
Tiếp theo đó, tại Thông báo số 642/TB-VP ngày 5/7/2024, Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở ngành tập trung rà soát các nội dung để chấm dứt thực hiện dự án theo hình thức Hợp đồng BT, trong đó Thành phố sẽ hoàn trả cho Liên danh nhà đầu tư các chi phí đã bỏ ra theo đúng các quy định pháp luật.
Hiện nay, các Sở ngành của Thành phố đang yêu cầu Nhà đầu tư cung cấp các hồ sơ, chứng từ liên quan để đối chiếu, rà soát, tham mưu UBND Thành phố hoàn trả các chi phí theo quy định pháp luật.
Đến đầu tháng 7/2024, Liên danh Tổng công ty cổ phần Đền bù giải tỏa và Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (nhà đầu tư Dự án) có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về tổng chi phí liên quan đến Dự án mà nhà đầu tư đã bỏ ra để thực hiện các công việc là 171,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi rà soát Tổ công tác gồm các sở, ngành của TP.HCM nhận thấy, dựa trên các hồ sơ, chứng từ do Liên danh nhà đầu tư cung cấp nhiều khoản chi phí không thể thanh toán.
Về tiến độ thực hiện Dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay Sở Văn hóa và Thể thao đang khẩn trương phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp chuẩn bị hồ sơ liên quan, phấn đấu đảm bảo tiến độ khởi công trước ngày 30/4/2025.
Hạnh Nguyên (tổng hợp)
Nguồn Đầu Tư : https://baodautu.vn/gan-25-ty-usd-von-fdi-chay-vao-viet-nam-khoi-cong-cau-ba-lai-8-gan-2300-ty-dong-d226653.html