Con gấu ngựa này thuộc nhóm động vật quý hiếm và nguy cấp. Để bảo vệ con gấu và các loài động vật hoang dã khác, Ban Quản lý Khu Bảo tồn đã phối hợp với Tổ chức WWF đặt bẫy ảnh trong rừng để theo dõi và bảo vệ chúng. (Ảnh:BQL KBTTN Bắc Hướng Hóa).
Gấu ngựa (Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus), còn gọi là gấu đen Tây Tạng hay gấu đen châu Á, là loài gấu có kích thước trung bình, với vuốt sắc và bộ lông đen đặc trưng cùng hình chữ "V" màu trắng hoặc kem trên ngực. Chúng có mối quan hệ gần gũi với gấu đen Mỹ và được tin rằng cả hai loài có chung tổ tiên ở châu Âu.(Ảnh:Britannica)
Gấu ngựa sinh sống ở vùng đồi núi Đông Á và Nam Á, từ Afghanistan, Pakistan đến bắc Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan, Đông Nam Á, Đông Bắc Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.(Ảnh:Britannica)
Chúng có thể sinh sống ở độ cao lên tới 3.000 mét. Ở một số khu vực, gấu ngựa sống chung địa bàn với gấu nâu và có khả năng leo trèo tốt để lấy thức ăn từ cây cao.(Ảnh:Wikipedia)
Gấu ngựa dài khoảng 1,30 - 1,90 m. Con đực nặng khoảng 110 – 150 kg, trong khi con cái nhẹ hơn, khoảng 65 – 90 kg. Tuổi thọ của gấu khoảng 25 năm. Gấu ngựa là loài ăn tạp, chủ yếu ăn hoa quả, quả mọng, cỏ, hạt, động vật thân mềm, mật ong và một lượng nhỏ thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm và xác chết).(Ảnh: www.ysnp.gov.tw)
Gấu ngựa nổi tiếng hung hãn và tấn công con người khi bị giật mình. Chúng cũng dễ bị đe dọa do môi trường sống bị phá hủy và nạn săn bắt để lấy mật sử dụng trong y học Trung Hoa.(Ảnh:Adobe Stock)
Gấu ngựa được xếp vào danh sách loài dễ bị tổn thương theo Sách đỏ IUCN. Chúng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, săn bắt trộm và bị giết vì gây hại đến cây trồng và vật nuôi. Việc săn bắt gấu ngựa hiện chỉ hợp pháp ở Nhật Bản và Nga, nhưng vẫn xảy ra nạn săn bắn trái phép.(Ảnh:iNaturalist)
Nỗ lực bảo tồn và bảo vệ gấu ngựa là cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái. Gấu ngựa cần sự bảo vệ từ các tổ chức, chính quyền và cộng đồng để tránh nguy cơ tuyệt chủng.(Ảnh:Nature Prints & Wall Art)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/gau-ngua-khung-duoc-phat-hien-trong-rung-quang-tri-quy-co-nao-2056701.html