Theo nội dung ghi trên bảng thông tin tại di tích, khác với phần lớn các tháp cổ Chăm ở Bình Định (cũ) thường được xây trên đỉnh đồi cao, tháp Bình Lâm lại tọa lạc trên một gò đất bằng – điểm khác biệt hiếm thấy trong kiến trúc tháp Chăm tại khu vực này. Ảnh: Nguyên Phong
Tháp được xây hoàn toàn bằng gạch, bình đồ hình vuông, cao chừng 20 m, mỗi cạnh 11,5 m, kiến trúc gồm nhiều tầng như các tháp khác. Ảnh: Nguyên Phong
Khuôn viên tháp có cây xanh phủ bóng mát, khu vực bên ngoài là khu dân cư. Đường vào tháp khá thuận tiện, du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô nhỏ. Ảnh: Nguyên Phong
Cửa chính quay về hướng Đông, ba cửa còn lại là các cửa giả. Ảnh: Nguyên Phong
Điểm độc đáo ở tháp Bình Lâm là mỗi vòm cửa giả đều là một tác phẩm sinh động mà những nghệ nhân Champa đã gửi lại cho hậu thế. Ảnh: Nguyên Phong
Những họa tiết trang trí ở mỗi tầng và hình ảnh điêu khắc tòa lâu đài dạng tháp được lặp lại và thu nhỏ dần trên các vòm cửa giả. Ảnh: Nguyên Phong
Du khách khám phá tháp Bình Lâm. Ảnh: Nguyên Phong
Tháp Bình Lâm có niên đại cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI, là một trong những kiến trúc sớm nhất ở Bình Định hiện còn và là một trong những công trình hoàn hảo về nghệ thuật kiến trúc. Ảnh: Nguyên Phong
Nguyên Phong