Giá vàng hôm nay 19/7/2025: Giá vàng 'thất thường', tín hiệu từ thị trường Trung Quốc, nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng hôm nay 19/7/2025: Giá vàng 'thất thường', tín hiệu từ thị trường Trung Quốc, nhà đầu tư nên làm gì?
4 giờ trướcBài gốc
TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 19/7 và TỶ GIÁ HÔM NAY 19/7
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 19/7/2025
Giá vàng trong nước
Ngay đầu phiên 19/7, các doanh nghiệp lớn như SJC, DOJI, PNJ điều chỉnh bảng giá vàng với biên độ [Cập nhật], chênh lệch mua – bán giữ ở mức [Cập nhật], phản ánh sự thận trọng trước xu hướng quốc tế. Giao dịch ở mức trung bình, nhà đầu tư cá nhân chủ yếu theo dõi hơn là một động thái giải ngân lớn.
Giá vàng trong nước vẫn chịu ảnh hưởng kép từ vàng thế giới và tỷ giá USD/VND. Phiên chiều qua, thị trường chứng kiến làn sóng tăng mạnh đối với vàng miếng SJC phản ánh tâm lý lạc quan của nhà đầu tư trong nước theo đà giá thế giới. Tuy nhiên, chênh lệch giá vàng miếng SJC và giá vàng thế giới vẫn cao, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư ngắn hạn.
Giá vàng miếng SJC giao dịch tại Công ty VBĐQ Sài Gòn, Doji, Bảo tín Minh Châu, PNJ hiện được niêm yết ở mức 119,5 - 121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 900.000 đồng/lượng chiều mua vào và 400.000 đồng/lượng chiều bán ra so với hôm qua.
Giá vàng nhẫn tròn 99,99 tại các hệ thống lớn cũng đang “đứng giá”. Vàng nhẫn Hưng Thịnh Vượng của DOJI niêm yết ở mức 115,9 - 118,4 triệu đồng/lượng, không đổi so với sáng. Giá vàng nhẫn Phú Quý niêm yết 114,6 - 117,6 triệu đồng/lượng, với chênh lệch giữa hai chiều dao động từ 2,5 đến 3 triệu đồng/lượng. Bảo tín Minh Châu điều chỉnh tăng 0,1 triệu ở cả chiều mua – bán lên giao dịch ở mức 116,1 – 119,1 triệu/lượng.
Giới phân tích gợi ý, chiến lược cho nhà đầu tư trong ngắn hạn là theo dõi biến động và chênh lệch giá, hạn chế đòn bẩy, không mua đuổi khi giá tăng sốc.
Trong trung và dài hạn, nhà đầu tư nên phân bổ tỷ trọng vàng 5–10% danh mục để phòng thủ trước rủi ro lạm phát và bất ổn địa chính trị.
Giá vàng thế giới giữ vững ngưỡng tâm lý quan trọng.
Giá vàng thế giới dao động quanh ngưỡng 3.350 USD, chịu tác động từ diễn biến USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất vào quý IV vẫn được duy trì, hỗ trợ giá vàng giữ vững trên ngưỡng tâm lý quan trọng. Các quỹ ETF vàng lớn như SPDR Gold Shares duy trì trạng thái nắm giữ, cho thấy tâm lý thị trường vẫn nghiêng về phòng thủ trước biến động kinh tế toàn cầu, theo báo cáo mới nhất của Hội đồng vàng thế giới (WGC).
Ghi nhận của Báo Thế giới và Việt Nam vào lúc 18h00 ngày 18/7 (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco ở mức 3.350,90 USD/ounce, tăng 10,6 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Trong nửa đầu năm nay, giá vàng thế giới đã chứng kiến mức tăng ấn tượng khi nhảy vọt tới 26%. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2025, giá vàng thế giới đã có 26 lần lập kỷ lục mới trong khi con số này của toàn bộ năm 2024 là 40 lần.
Các chuyên gia của WGC cho biết, đà tăng kỷ lục của giá kim loại quý đến từ nhiều yếu tố, bao gồm đồng USD suy yếu, bối cảnh địa chính trị và vĩ mô toàn cầu có nhiều biến động, nhu cầu đầu tư vàng toàn cầu ở mức cao.
Hiện tại, nhu cầu vàng của tất cả các thành viên thị trường đều tăng cao. Báo cáo của WGC nêu rõ: “Nhu cầu từ các sàn giao dịch, quỹ đầu tư các loại hình đều gia tăng mạnh. Giá trị giao dịch vàng hàng ngày trong nửa đầu năm 2025 đạt đến 329 tỷ USD, cao thứ 2 trong lịch sử. Các ngân hàng trung ương tiếp tục đẩy mạnh mua vàng dự trữ, dù mức mua không đạt ngưỡng cao như các quý trước”.
Theo dự báo của WGC, giá vàng thế giới có thể tăng lên ngưỡng 4.000USD/ounce vào thời điểm cuối năm 2025 hoặc cũng có thể để mất phần lớn thành quả tăng trong năm nay, tùy thuộc vào việc các yếu tố địa chính trị và vĩ mô biến động như thế nào.
Ngoài ra, căng thẳng giữa ông Trump và Fed đang trở thành điểm nóng khiến giới đầu tư đặc biệt lo ngại. Sự cứng rắn của cả hai bên khiến giới giao dịch khó đoán định chính sách tiền tệ sắp tới. Nếu Fed giảm lãi suất theo mong muốn của Tổng thống, lạm phát có thể tăng mạnh – một yếu tố có lợi cho giá vàng. Ngược lại, nếu Fed duy trì chính sách thắt chặt, đồng USD sẽ mạnh lên, gây áp lực giảm cho vàng.
Ngoài ra, các nhà phân tích cảnh báo, nếu căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, thị trường có thể sẽ đối mặt với biến động lớn. Trong kịch bản đó, vàng sẽ tiếp tục là kênh trú ẩn an toàn được ưu tiên hàng đầu.
Giá vàng hôm nay 19/7/2025: Giá vàng biến động thất thường, tín hiệu từ thị trường Trung Quốc, nhà đầu tư nên làm gì? (Nguồn: Reuters)
Tổng hợp giá vàng miếng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 18/7.
Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC: Vàng miếng SJC 119,5 - 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC 114,2 - 116,7 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI: Vàng miếng SJC 119,5 - 121 triệu đồng/lượng; Nhẫn tròn 9999 (Hưng Thịnh Vượng) 115,9 - 118,4 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn PNJ: Vàng miếng SJC 119,5 - 121 triệu đồng/lượng; Vàng nhẫn tròn trơn PNJ 999.9 ở mức 114,7 - 117,6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại 119,5 - 121 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn tròn trơn 116,1 – 119,1 triệu đồng/lượng.
Thị trường Trung Quốc ghi nhận nhiều kỷ lục mới
Trong nửa đầu 2025, thị trường vàng Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ, mặc dù tháng 6 có phần trầm lắng. Giá vàng tại Thượng Hải và dòng vốn của các quỹ giao dịch vàng tại Trung Quốc (ETFs) trong cùng khoảng thời gian này đều ghi nhận mức tăng kỷ lục, cho thấy dòng tiền đầu cơ và quản lý rủi ro vẫn duy trì ổn định
Làn sóng đầu tư phòng thủ đã đưa các quỹ ETF vàng tại Trung Quốc trở thành điểm hút vốn lớn trong nửa đầu năm 2025. Dòng vốn ròng đạt khoảng 64 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 8,8 tỷ USD), trong khi giá vàng tăng mạnh giúp tổng tài sản quản lý phình lên gần 153 tỷ nhân dân tệ (khoảng 21 tỷ USD) - tương đương tăng 116% so với cuối 2024. Quy đổi ra vàng vật chất, lượng nắm giữ hợp nhất vào cuối tháng 6 vào khoảng 200 tấn, cao hơn 74% so với đầu năm.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tiếp tục mua vàng trong tháng 6, nâng tổng lượng mua thêm trong nửa đầu năm lên khoảng 19 tấn. Vì vậy, tổng dự trữ vàng chính thức đạt 2.299 tấn, chiếm khoảng 6,7% tổng dự trữ ngoại hối – tăng từ mức 5,5% cuối năm 2024 .
Dù tâm lý tiêu dùng và chuỗi ngành trang sức vẫn đang yếu, thế giới đang duy trì nhu cầu đầu tư mạnh mẽ. ETF và hợp đồng tương lai tiếp tục hút vốn trong khi PBoC giữ chiến lược tăng dự trữ. Các yếu tố như căng thẳng Mỹ–Trung, biến động đồng Nhân dân tệ và môi trường kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến diễn biến vàng Trung Quốc trong quý III .
Thị trường vàng Trung Quốc lại có một nửa đầu năm đầy ấn tượng: giá tăng mạnh, ETF hút vốn kỷ lục, và giao dịch tương lai sôi động. Dù nhu cầu trang sức giảm, dòng tiền đầu tư và chính sách mua vàng của PBoC tiếp tục là trụ cột hỗ trợ. Tuy nhiên, thị trường vẫn chịu áp lực từ yếu tố tiêu dùng nội địa và biến động kinh tế quốc tế.
Diễn biến trên thị trường Trung Quốc dường như phản ảnh những gì đang diễn ra trên thị trường quốc tế, khi vàng thường được xem là tài sản trú ẩn an toàn trong giai đoạn bất ổn và phát huy tốt trong môi trường lãi suất thấp. Như Giám đốc nghiên cứu Adrian Ash tại BullionVault nhận định: “Dù vàng có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn nếu không có cú sốc chính sách cụ thể nào, xu hướng tăng dài hạn vẫn vững chắc nhờ hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương và ngày càng có nhiều dòng tiền thật mua vàng vật chất".
(theo Kitco News, Reuters)
Minh Anh
Nguồn TG&VN : https://baoquocte.vn/gia-vang-hom-nay-1972025-gia-vang-that-thuong-tin-hieu-tu-thi-truong-trung-quoc-nha-dau-tu-nen-lam-gi-321424.html