Ảnh minh họa. Ảnh: Báo Người Lao Động.
Luật tiếp tục quy định mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương.
Cùng với đó, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ chi của tài chính công đoàn; bổ sung quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn sau khi thống nhất với Chính phủ.
Luật cũng cho phép Lao động nước ngoài có thể gia nhập công đoàn cơ sở... nhưng không được ứng cử, nhận đề cử làm cán bộ công đoàn.
Luật nghiêm cấm các hành vi cản trở, phân biệt đối xử, và vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn. Luật Gồm 6 chương, 37 điều, luật có hiệu lực từ 1/7/2025.
Luật cũng bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn và Chính phủ quy định về các trường hợp này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, việc miễn, giảm, tạm dừng kinh phí công đoàn có tác động trực tiếp đến việc cân đối nguồn tài chính công đoàn, bảo đảm nguồn lực cần thiết của toàn hệ thống công đoàn, phân phối kinh phí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu, để bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động thực tiễn của công đoàn và đề xuất của cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, thể hiện thống nhất về đối tượng được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn, bổ sung quy định "Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam" khi quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn tại Điều 30 của dự thảo luật.
Theo PV/VTV