“Muốn phát triểndu lịch, môi trường đô thị phải sạch, đẹp”
Tại buổi làm việc,Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định: xây dựng vùngphát thải thấp và phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa là hai nội dung gắnbó chặt chẽ. Muốn phát triển du lịch, văn hóa đô thị, trước hết phải tạo dựngmôi trường sống sạch, đặc biệt là không khí sạch, thông qua kiểm soát phát thải.
Hiện tại, nguồnphát thải tại Hà Nội không chỉ đến từ giao thông. Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị20 của Thủ tướng, thành phố cần có lộ trình cụ thể để hạn chế, tiến tới cấm xesử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực Vành đai 1, qua đó hình thành vùngphát thải thấp.
Phường Cửa Nam đượcchọn là địa bàn thí điểm, triển khai trước và nhân rộng theo hình thức “vếtdầu loang” ra toàn khu vực Vành đai 1. Thời gian còn lại để thực hiện theo Chỉthị 20 là khoảng 1 năm, do đó đề án cần có lộ trình cụ thể theo từng tháng, vơícác giải pháp đồng bộ: cơ chế hỗ trợ, hạ tầng xe điện, thiết bị, tuyên truyền vậnđộng cần phải được tính toán chi tiết, cụ thể.
Phường Cửa Nam mời nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực cùng tham dự buổi làm việc của Phó Chủ tịch thường trực UBND Tp. Hà Nội Lê Hồng Sơn
Báo cáo tại buôỉlàm việc, cả Bí thư phường Cửa Nam Phạm Tuấn Long và Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam Nguyễn Tùng Lâm đều cho biết, phườngđang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để xây dựng vùng phát thải thấp, gồm:lắp đặt hạ tầng giám sát giao thông và biển báo; cấm xe máy sử dụng nhiên liêụhóa thạch từ ngày 1/7/2026 theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng; hỗ trợ chuyển đôỉsang xe máy điện; phát triển giao thông phi cơ giới và tăng cường tuyên truyềnđến người dân.
Hiện phường đangphối hợp với đơn vị tư vấn thu thập dữ liệu, lập Đề án vùng phát thải thấp trêntoàn địa bàn, dự kiến hoàn thành trước ngày 20/9/2025.
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Luật Thủ đô (sửa đổi, bổ sung năm 2024), vùng phát thải thấp (VPTT) là khu vực được xác định để hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng không khí.
Hiểu đơn giản, VPTT là khu vực mà các phương tiện giao thông gây ô nhiễm (ví dụ: xe máy cũ, xe tải hạng nặng chạy dầu diesel) sẽ bị hạn chế hoặc cấm lưu thông, nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Về kiến nghị, phườngđề xuất UBND TP giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì xây dựng Đề án phát thảithấp cho khu vực trong Vành đai 1, phường sẽ phối hợp triển khai.
Đồng thời, phườngđề xuất thêm các giải pháp giảm khí thải nhà kính như: phủ xanh mái công trình,trồng cây trên các tuyến phố, mở rộng xe đạp công cộng, quy hoạch bãi đỗ xe ngầm,phát triển không gian đi bộ, đồng bộ với việc hình thành các Khu phát triểnthương mại – văn hóa (BID) và Trung tâm công nghiệp văn hóa theo Luật Thủ đô vàcác nghị quyết liên quan.
Bí thư phường Cửa Nam Phạm Tuấn Long cho biết, phường đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để xây dựng vùng phát thải thấp
“Hạn chế” hay “cấm” ngay xe máy chạy bằng xăng?
Thảo luận tại buôỉlàm việc, việc “hạn chế” phương tiện gây ô nhiễm môi trường đáp ứng yêu cầu vùngphát thải thấp theo tinh thần của Luật Thủ đô và việc “cấm” xe mô tô, xe gắn độngcơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch (xăng – PV) được nhiều chuyên gia, đại biểu quantâm.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hà Nôịcho biết, Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ đã giao cho TP Hà Nội nhiều nhiệmvụ cấp bách, trong đó nhấn mạnh mốc thời gian 1/7/2026 sẽ cấm xe sử dụng nhiênliệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.
Tuy nhiên, Nghịquyết 47 của HĐND TP hiện nay mới chỉ dừng ở việc “hạn chế” phương tiện, vơíkhung thời gian và địa điểm cụ thể. Để đáp ứng yêu cầu mới, Sở đã được giao chủtrì xây dựng Đề án triển khai thực hiện. Trước mắt, 9 phường trong khu vực Vànhđai 1 sẽ được lựa chọn làm thí điểm.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường
Theo đại diện Sở Nôngnghiệp và Môi trường, việc sửa đổi Nghị quyết 47 là cần thiết nhằm tạo cơ sởpháp lý đầy đủ, căn cơ và thực tiễn. Nghị quyết sửa đổi phải bao quát rộng hơn,không chỉ tập trung vào xe máy mà cần mở rộng sang các loại phương tiện sử dụngxăng, dầu nói chung. Đồng thời, cần tích hợp yếu tố khoa học, phân kỳ theo giaiđoạn và xác lập bản đồ vùng phát thải rõ ràng.
Cùng với đó là cơchế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện. Công tác tuyên truyền,vận động nhân dân cần được triển khai trước tiên. Việc sửa đổi phải tuân thủ đâỳđủ trình tự, thủ tục pháp luật, đặc biệt khi có yếu tố tác động đến quyền củangười dân thì phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi. Đề án sửa đổi phải được chuẩn bịcông phu như một đề tài khoa học, với sự tham gia đồng hành của Sở Tư pháp vàchính quyền các phường liên quan.
Cùng quan điểm, đạidiện Sở Tư pháp cho rằng, việc sửa đổi Nghị quyết 47 phải được triển khai theođúng trình tự, thủ tục pháp lý. Nội dung sửa đổi cần được báo cáo để xem xét,thống nhất trước khi triển khai. Do việc điều chỉnh giới hạn hành chính vànghiên cứu áp dụng tại khu vực Vành đai 1 có thể ảnh hưởng lớn đến người dân, cầnxem xét kỹ các cơ chế chính sách và bố trí ngân sách hỗ trợ phù hợp.
Sở Tư pháp cam kếtsẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng các đơn vị liênquan, bám sát định hướng về nội dung, lộ trình và giải pháp mà Phó Chủ tịch TP đãchỉ đạo, nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của nghị quyết sửa đổi.
Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp
Đồng tình vơíquan điểm sửa Nghị quyết 47, nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi là cần thiếtnhằm triển khai hiệu quả Luật Thủ đô cũng như Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ.Quá trình sửa đổi sẽ tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục pháp lý; khi có nội dungliên quan đến thay đổi địa giới hành chính hoặc hạn chế quyền dân sự thì bắt buộcphải lấy ý kiến người dân. Đề án sửa đổi phải được chuẩn bị nghiêm túc như mộtđề tài khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp và các phường.
Các chuyên gia nhấnmạnh, để triển khai hiệu quả Chỉ thị 20 cần xây dựng lộ trình cụ thể, kèm theocác biện pháp kỹ thuật như kiểm định khí thải, làm căn cứ khoa học cho việc hạnchế phương tiện.
Trong quá trìnhthực hiện, cần nhất quán với mục tiêu của Luật Thủ đô là không cực đoan “cấm, hạnchế”, mà phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và lộ trìnhthực hiện. Ngoài phương tiện cá nhân, các yếu tố gây phát thải khác như rác thảiđô thị cũng cần được kiểm soát…
Ghi nhận ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch thường trực UBNDTP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việcsửa đổi Nghị quyết 47 cần đượcthực hiện bài bản, với tầm nhìn dài hạn và phạm vi rộng, nhằm hướng tới mụctiêu xây dựng khu vực nội đô xanh, sạch, phục vụ phát triển văn hóa và du lịch.
Ông Sơn đề nghị TP thành lập Ban soạn thảo gồm các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và tổchức xã hội, tập trung vào ba nội dung trọng tâm: nội dung nghị quyết, lộ trìnhthực hiện và các giải pháp cụ thể, trên cơ sở gắn với Luật Thủ đô. Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng nội dungsửa đổi.
Nghị quyết mới cầnchắt lọc nội dung cốt lõi, triển khai ngay trong tháng 9 với phạm vi thí điểm cụthể. Quá trình nghiên cứu cần đi sâu vào các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm tínhkhả thi và thực tiễn của chính sách. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động người dân và lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng và giới chuyên gia.
"Hạn chế" hay "cấm" ngay xe máy chạy xăng trên địa bàn phường Cửa Nam là nội dung được nhiều chuyên gia quan tâm
Triển khai thíđiểm có trọng tâm, tránh dàn trải
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị phường Cửa Nam lựa chọn 1–2 môhình thí điểm có tính khả thi cao, không triển khai dàn trải. Đối với mô hìnhkhu phát triển thương mại và văn hóa (BID), cần xác định rõ: tên dự án, đơn vị quản lý, nội dung đầu tư,kinh phí, nguồn vốn, tiến độ và lộ trình thực hiện… theo đúng quy trình như mộtdự án đầu tư hoàn chỉnh, có chủ đầu tư và nguồn lực cụ thể trước khi trình TP xemxét.
Giao Sở Văn hóa –Thể thao và Sở Tư pháp chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai hai nghị quyết xâydựng với hệ thống văn bản chỉ đạo rõ ràng, phân công cụ thể trách nhiệm từng cấp.
Ông Lê Hồng Sơn cũng đềnghị phường Cửa Nam lập ngay dự án Trung tâm Thương mại - Văn hóa; sau khi có kế hoạch tổng thể,tổ chức họp triển khai cụ thể. Trong đó, giao rõ nhiệm vụ cho sở, ngành, phường;nghiên cứu kỹ các phương án triển khai, có thời hạn và trách nhiệm rõ ràng.
Nhấn mạnh tầmquan trọng của công tác truyền thông, Phó Chủ tịch thường trực Lê Hồng Sơn đề nghị Phường phối hợp với các đơn vị chức năng làm tốt công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận trong nhân dân; tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhân vật có uy tín trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật để lan tỏa nhận thức,tạo đồng thuận, tiến tới xây dựng Vùng phát thải thấp; Khu Phát triển thương mại - Văn hóa đúng tiến độ đềra.
Hương Giang - Thanh Tâm