Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là đánh giá thực tế thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các UBND cấp xã;
Phát hiện khó khăn, hạn chế, sai sót để kịp thời xử lý, khắc phục; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật; Đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật liên quan nếu cần.
Kế hoạch được triển khai với 3 nội dung: kiểm tra quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp với các nội dung như công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế hoạch thi hành pháp luật. Ban hành văn bản liên quan, phổ biến, tập huấn. Bố trí nguồn lực, cơ sở vật chất. Thống kê, báo cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị;
Kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Số vụ vi phạm phát hiện, xử phạt, chuyển tố tụng hình sự. Thực hiện thủ tục, thẩm quyền lập biên bản, ban hành quyết định. Thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành. Quản lý tiền phạt, lưu trữ hồ sơ;
Kiểm tra việc áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính: Số đối tượng lập hồ sơ, áp dụng biện pháp xử lý. Thực hiện hồ sơ, thi hành quyết định, áp dụng biện pháp ngăn chặn. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, lưu trữ hồ sơ.
Đối tượng kiểm tra là UBND các xã, phường: Cửa Nam, Cầu Giấy, Yên Hòa, Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Định Công, Khương Đình, Phú Thượng, Từ Liêm, Đại Mỗ, Xuân Đỉnh, Thượng Cát, Việt Hưng, Yên Nghĩa, Hòa Lạc, Phú Cát, Phúc Sơn, Hạ Bằng, Đại Thanh, Ngọc Hồi và kiểm tra vào tháng 10, tháng 11 năm 2025, từ 1/07/2025 đến thời điểm kiểm tra.
UBND Thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì, thành lập đoàn kiểm tra, xây dựng dự thảo quyết định kiểm tra. Thông báo lịch kiểm tra, lựa chọn phương thức phù hợp; Dự thảo, tổng hợp, báo cáo kết luận kiểm tra trình Chủ tịch UBND TP ban hành; Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra.
Phú Khánh