Hà Nội tăng 21 bậc trong thực hiện bộ chỉ số bảo vệ môi trường

Hà Nội tăng 21 bậc trong thực hiện bộ chỉ số bảo vệ môi trường
4 giờ trướcBài gốc
Thành phố Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây phát thải ô nhiễm để bảo vệ môi trường. Ảnh: LĐTĐ
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố có 6 chương và 109 biểu đồ, 19 bảng kèm theo.
Báo cáo tập trung phân tích, phản ánh thực trạng chất lượng môi trường ở nông thôn, nhận diện các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các vấn đề môi trường bức xúc, nổi cộm ở khu vực nông thôn trong thời gian qua cũng như nhận diện sức ép, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn... từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường ở nông thôn...
Qua phân tích, đánh giá các chỉ số bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra một số đề xuất, giải pháp như: Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường nông thôn gắn với triển khai tiêu chí về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn; huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn; tiếp tục xây dựng, thí điểm và nhân rộng mô hình điểm về cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường...
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm 100.000m3/ngày đêm. Ảnh: Hoàng Sơn
Phó Trưởng phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Lưu Thị Thanh Chi cho biết, báo cáo là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực để các cơ quan quản lý ở trung ương, các địa phương và các nhà khoa học tham khảo trong công tác nghiên cứu, hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Đây cũng là công cụ đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Căn cứ giải pháp cải thiện chất lượng môi trường của từng tỉnh, thành phố để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Cụ thể, theo Bộ tiêu chí, thành phố Hà Nội đánh giá dựa trên kết quả thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường như: Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đến cuối năm 2023 của thành phố đạt 40,8%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 66,92%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là 100%; tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 75%; tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường 99%...
Trong các năm 2024-2025, thành phố Hà Nội quyết liệt vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp như: Thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, phát động chiến dịch phố phát động phong trào thi đua “Sáng - xanh - sạch - đẹp”; thông qua nghị quyết vùng phát thải thấp tại quận Ba Đình và Hoàn Kiếm; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đạt 100% công suất vào năm 2027; triển khai đề án xây dựng đường ống dẫn nước sông Hồng, hồ Tây và sông Tô Lịch để cải thiện môi trường; triển khai đề án, phân loại rác tại nguồn… nhằm tăng bậc trong Bộ chỉ số bảo vệ môi trường ở Hà Nội...
Hoàng Sơn
Nguồn Hà Nội Mới : https://hanoimoi.vn/ha-noi-tang-21-bac-trong-thuc-hien-bo-chi-so-bao-ve-moi-truong-690943.html