Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Viết Thành
Đến dự Hội nghị, về phía Trung ương có: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; đại diện các ban, ngành Trung ương; các tổ chức quốc tế.
Về phía thành phố Hà Nội có: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố và các địa phương.
Chương trình nghệ thuật chào mừng. Ảnh: Viết Thành.
Đi đầu trong nhiều lĩnh vực
Trong 10 năm qua, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song Thủ đô đã phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với nhiều kết quả nổi bật: Thành ủy quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo những chủ trương, quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam của Trung ương, kế thừa và phát huy tốt những thành tựu đạt được sau 15 năm Hà Nội thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), khẳng định cách làm sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình cụ thể của Hà Nội, từng bước đáp ứng yêu cầu cũng như xu thế của thời đại.
Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng đi vào nền nếp, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý. Các phong trào quần chúng được phát động gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và phong trào xây dựng nông thôn mới.
Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh phát biểu tham luận. Ảnh: Viết Thành.
Hà Nội là đơn vị đi đầu trong cả nước tiến hành tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hóa Thủ đô nghìn năm văn hiến. Hiện nay, thành phố có 5.922 di tích, trong đó có 1 di sản thế giới, 20 di tích quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích cấp quốc gia, 1.500 di tích cấp thành phố và 3.238 di tích.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô tham luận. Ảnh: Viết Thành.
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tham luận. Ảnh: Viết Thành.
Công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong tình hình mới được thực hiện chặt chẽ, đã ngăn chặn và xử lý kịp thời những sự việc phức tạp xảy ra trên địa bàn. Thành phố cũng quan tâm chăm lo và phát huy được trách nhiệm, tình yêu Hà Nội của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, cộng đồng xã hội trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội…
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội tham luận. Ảnh: Viết Thành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thành ủy Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh mẽ trên địa bàn Thủ đô đã đặt ra nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn Thủ đô. Việc cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động của thành phố ở một số địa phương, đơn vị chưa sát với điều kiện thực tế. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển văn hóa, nghệ thuật còn chưa đồng bộ...
Hà Nội tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 và những năm tiếp theo:
- 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa;
- 65 % làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa;
- 100% tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa; nâng số lượng các di tích được xếp hạng;
- Tổ chức 3.000 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp hằng năm;
- Đón và phục vụ 35-39 triệu lượt khách du lịch trong đó có 8-9 triệu lượt khách quốc tế;
- Tỷ lệ trường học công lập các cấp đạt chuẩn quốc gia là 80-85 %; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 55 - 60 %...
Vận dụng và phát huy sáng tạo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TƯ
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định văn hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển Thủ đô. Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là sau gần 40 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn thống nhất quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Viết Thành
Trải qua 8 kỳ đại hội Đảng bộ thành phố, kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới (từ Đại hội X đến Đại hội XVII), Đảng bộ Thành phố đã luôn quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người phù hợp với điều kiện Thủ đô.
“Lãnh đạo thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ luôn quan tâm đến việc phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội, coi văn hóa là động lực phát triển của Thủ đô. Hà Nội luôn có các chương trình, kế hoạch hành động về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội. Điều đó cho thấy sự bền bỉ, quyết tâm của các cấp lãnh đạo của Hà Nội trong nhiều nhiệm kỳ”,
Đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TƯ, thành phố đã triển khai nghiêm túc, vận dụng sáng tạo nhiều nội dung, thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của Thủ đô.
Xác định rõ mục đích và trọng tâm phát triển của Thủ đô, Thành ủy đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn, như: Ban hành hai Bộ tiêu chí Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức trong cơ quan Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng; Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong việc đưa vào giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh”, “Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương trong nhà trường”. Điểm nhấn trong triển khai xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII cụ thể hóa thông qua việc ban hành và chỉ đạo thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/02/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
“Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, Nghị quyết 33-NQ/TƯ đã thực sự thẩm thấu và lan tỏa trong cuộc sống của Thủ đô hôm nay. Việc xây dựng và phát triển văn hóa và con người Thủ đô đã có bước phát triển mới đáng tự hào. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả như vậy có sự tham gia, nỗ lực của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà khoa học…”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho 10 tập thể, 10 cá nhân. Ảnh: Viết Thành.
Ban tổ chức trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 - NQ/TU. Ảnh: Viết Thành
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức trao Bằng khen của UBND Thành phố tặng 21 tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Viết Thành.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của UBND Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Viết Thành.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của UBND Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Viết Thành.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải trao Bằng khen của UBND thành phố tặng 20 cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Viết Thành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung nhấn mạnh việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội còn chưa đồng đều tại các địa phương. “Phát triển văn hóa, xây dựng con người không phụ thuộc vào xuất phát điểm thấp hay cao mà quan trọng là nhận thức và quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nêu.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và các đại biểu xem trưng bày bên lề hội nghị tại Cung Thiếu nhi Hà Nội. Ảnh: Viết Thành.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc là điểm nghẽn, rào cản của phát triển, đồng thời phát huy những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong lưu ý các địa phương, các cấp, ngành, đơn vị cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, tập trung cụ thể hóa, đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống; tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, gắn với việc định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo”. Thành phố cần tập trung huy động mọi nguồn lực, bao gồm cả trong nước và quốc tế; từ nguồn lực tài chính, nhân lực chất lượng cao, đến tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến.
Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị các địa phương, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và làm văn hóa chuyên nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm những chính sách mới liên quan đến lĩnh vực văn hóa nhất là việc đầu tư công, quản trị tư; đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục...
Tại Hội nghị, Ban tổ chức trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 - NQ/TU của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hoàng Lân