Ông Cao (58 tuổi, Hà Nam, Trung Quốc) từng nghĩ căn nhà cũ ở quê không còn ý nghĩa, định bỏ luôn vì "không ai ở thì sửa làm gì?". Nhưng sau hai câu chuyện đau lòng xảy ra với người thân, ông đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ.
Chứng kiến hai câu chuyện đau lòng xảy ra với người thân, ông Cao bừng tỉnh. Ông nhận ra: Nhà ở quê không chỉ là tài sản mà là chốn đi về, là điểm tựa cuối cùng khi tuổi già chạm ngõ và thành phố trở nên xa lạ. Ảnh minh họa
Người thứ nhất là bác ruột của ông, 81 tuổi. Khi còn khỏe, ông bà được con đón lên thành phố sống chung. Những tưởng được an dưỡng tuổi già, ai ngờ khi con cái mâu thuẫn, kinh tế khó khăn, ông bà bị "nhẹ nhàng mời" về quê. May thay, căn nhà cũ từng được sửa sang vẫn còn, giúp họ có nơi nương náu cuối đời.
Người thứ hai là chị họ, 62 tuổi, từng là giáo viên ưu tú. Sau khi chồng qua đời, con trai sống xa, chị sống cô độc giữa thành phố. Căn nhà ở quê từng thuộc về chồng chị đã bị cho người khác. Giờ muốn quay về cũng không còn chỗ.
Chị nghẹn ngào: "Giá như tôi giữ lại căn nhà ấy, giờ tôi còn có nơi trồng hoa, nuôi cá, trò chuyện với hàng xóm…".
Những chuyện ấy khiến ông Cao bừng tỉnh. Ông nhận ra, nhà ở quê không chỉ là tài sản mà là chốn đi về, là điểm tựa cuối cùng khi tuổi già chạm ngõ và thành phố trở nên xa lạ.
"Khi gặp biến cố, nếu không còn nơi nào để quay về thì thật bi thương. Căn nhà ở quê dù cũ nhưng nó lại là nơi giữ lấy một phần bình yên cuối cùng", ông nghĩ.
Vậy là ông quyết định mùa thu năm nay sẽ về quê sửa lại căn nhà cũ, không cần sang trọng, chỉ cần đủ sống. Có thể lâu lâu về ở vài ngày, cũng là chốn cho con cháu tìm về sau này.
Vợ ông cũng đồng tình: "Về già, đừng trông cậy con cái quá. Một mái nhà nhỏ giữa thiên nhiên yên bình là đủ."
4 điều không nên làm sau khi về hưu dù bình thường hay giàu có đến đâu
1. Bán nhà để hỗ trợ sự nghiệp hoặc lên ở cùng con cái
Con cái khi bế tắc sẽ không màng đến cha mẹ trong những năm tháng sau này, nhiều người ở độ tuổi trung niên muốn khởi nghiệp hoặc muốn có một khoảng trời rộng lớn hơn sẽ đề nghị cha mẹ giúp đỡ.
Khi con cái nghĩ đến chuyện bán nhà của cha mẹ, chắc chắn sẽ lấy tình cảm gia đình làm lá chắn và yêu cầu cha mẹ bán ngôi nhà dùng để dưỡng lão vì tương lai của con cái và hứa hẹn rằng cha mẹ có thể dọn đến ở cùng, sống vui vẻ cùng nhau. Thế nhưng cuối cùng, đa số đều rất hối hận. Bởi vì khi bán nhà, họ sẽ thấy cuộc sống với con cái không hề tiện lợi và thoải mái, lúc này muốn quay lại nhà của chính mình thì đã quá muộn.
Vì vậy, người cao tuổi phải hiểu rõ, không ai được bán nhà của mình, vì đó là căn cơ của tuổi già, đừng tin vào những lời hứa của con cháu khi họ muốn bạn bán nhà. Thường là sau khi cha mẹ bán nhà, họ nhận ra rằng con cái họ không thể thực hiện những gì đã hứa. Vì vậy, để tránh những điều hối tiếc, cha mẹ phải học cách từ chối yêu cầu bán nhà của con cái.
Người già đừng đưa hết tiền tiết kiệm con con cái, nhất định phải giữ lại đủ dùng, phòng lúc khó khăn về sau. Ảnh minh họa
2. Khi con cái yêu cầu cha mẹ cho mượn tiền tiết kiệm hưu trí, đừng giao tất cả
Nhiều bậc cha mẹ không cảnh giác với con cái, thấy con cần tiền nên cho con vay tiền tiết kiệm hưu trí không suy nghĩ. Đến thời điểm muốn tiêu tiền thì mới hỏi đến. Song, thường khi hỏi lại con, các bậc cha mẹ không được trả lại tiền hưu trí. Nhiều người coi việc bố mẹ cho tiền mình là điều đương nhiên.
Vì vậy, người già đừng đưa hết tiền tiết kiệm con con cái, nhất định phải giữ lại đủ dùng, phòng lúc khó khăn về sau. Không thể không nghĩ đến tình huống xấu nhất, phải giữ lại điểm mấu chốt khi nói đến tiết kiệm hưu trí.
3. Đừng chủ động nhúng tay vào việc nhà của con cái
Một số người cao tuổi sau khi về hưu quan tâm quá đà đến cuộc sống của con cháu, mỗi khi có chuyện gì họ luôn muốn ra mặt. Họ cảm thấy rằng can thiệp vào việc nhà của con cái là đang giúp đỡ con cái, nhưng kết quả của việc làm như vậy thường không giải quyết được mà còn làm mâu thuẫn gia đình tăng thêm, nảy sinh thêm vấn đề.
Các cụ khi về hưu phải nhớ rằng, hãy để con cái lo việc của họ, người cao tuổi không nên giúp trừ khi được yêu cầu. Cứ thoải mái sống cuộc sống của riêng mình, tận hưởng những ngày tháng nhàn nhã.
4. Đừng chiều chuộng các cháu quá mức
Sau khi một số người nghỉ hưu coi cháu gái, cháu trai là những người thân nhất của họ. Trong mắt họ, các cháu còn thân hơn cả con ruột. Thế nhưng, hậu quả của việc nuông chiều quá mức thường khiến các cháu không nghe lời, ngày một hư hỏng, không biết điểm dừng.
Tuyệt đối không được như vậy, không nên can thiệp vào cách dạy con của con cái, không được nuông chiều các cháu quá mức, bởi vì đó không phải là giúp mà là gây rắc rối, làm hại cháu rồi hại cả gia đình.
Nhìn chung, sau khi nghỉ hưu, dù giàu có đến đâu cũng không nên quá chú tâm vào con cái, cháu chắt mà nên quan tâm đến bản thân nhiều hơn, tập thể dục nhiều hơn, suy nghĩ thoáng hơn, chăm sóc bản thân trước, con cái và cháu sẽ có hạnh phúc riêng của mình.
Tường Vy (t/h)