Đại diện các sở GTVT Hà Nội, Thái Bình, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị doanh nghiệp của TP Hải Phòng cùng tham dự hội thảo.
Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng - ông Hoàng Minh Cường phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các ứng dụng về trí tuệ nhân tạo (AI) lan tỏa mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giao thông, nhất là giao thông công cộng trở thành xu thế tất yếu.
TP Hải Phòng cũng định hướng 4 vấn đề giúp nâng cao việc theo dõi, điều hành và kiểm soát hoạt động xe buýt chính xác, hiệu quả cao như: Quản lý mạng lưới và phương tiện; quản lý chất lượng hoạt động xe buýt; giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao trải nghiệm của người dân khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng…
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển, quản lý giao thông công cộng sẽ góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả, chất lượng của loại hình này.
Tại hội thảo, các ý kiến tham luận, trao đổi tập trung phân tích, làm rõ các nội dung về: Thực trạng, nhu cầu, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát hoạt động xe buýt; thanh toán điện tử và ứng dụng công nghệ nhận dạng và đếm khách lên/xuống; AI phục vụ đánh giá hiệu quả khai thác tuyến, khai thác điểm dừng cũng như hỗ trợ các quyết định cải tiến chất lượng dịch vụ của xe buýt...
Mạng lưới xe buýt tại TP Hải Phòng hoạt động chưa hiệu quả, còn nhiều hạn chế trong thời gian vừa qua.
Hiện, trên địa bàn thành phố có 3 đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với 11 tuyến. Để phục vụ hoạt động xe buýt, toàn thành phố có 454 điểm dừng đỗ.
Hiện nay, phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn TP Hải Phòng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, hội thảo đã đưa ra cách nhìn nhận thực tế để phát triển hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Hoàng Long