Hạn chế thấp nhất vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Hạn chế thấp nhất vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
2 ngày trướcBài gốc
Theo đó, UBND TP đề nghị các sở, ban, ngành TP và UBND quận, huyện, thị xã chủ động dự báo khả năng phát sinh yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án thông qua kết quả rà soát các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động chuyên môn của các sở, ngành; các bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn TP, gửi Sở Tư pháp kết quả dự báo để Sở Tư pháp chủ động tham mưu cho UBND TP có chỉ đạo kịp thời trong công tác bồi thường nhà nước.
Cùng với đó, nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và dự thảo các Thông tư thay thế các Thông tư của Bộ Tư pháp về công tác bồi thường nhà nước khi có yêu cầu.
Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật khi phát sinh vụ việc, đồng thời gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan quản lý nhà nước về Sở Tư pháp theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn về công tác bồi thường nhà nước để theo dõi tổng hợp báo cáo của UBND TP gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
Thực hiện đúng các quy định, quy trình về chuyên môn, nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất các vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn TP theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước theo nội dung các văn bản sửa đổi, bổ sung, ban hành mới về công tác bồi thường nhà nước.
Chủ động phối hợp với TAND TP, Viện KSND TP, Cục Thi hành án dân sự TP và các sở, ban, ngành TP trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác bồi thường nhà nước. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường đối với các vụ việc phát sinh trên địa bàn TP…
Sở Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tham gia xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường đối với các vụ việc phát sinh trên địa bàn TP. Lập dự toán kinh phí bồi thường nhà nước, cấp phát kinh phí bồi thường nhà nước và quyết toán kinh phí bồi thường nhà nước ở cả 3 cấp trên phạm vi TP theo quy định tại khoản 4 Điều 60, khoản 2 Điều 61, khoản 4 Điều 62, khoản 2 Điều 63 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Bên cạnh đó, UBND TP đề nghị TAND, Viện KSND, Cục Thi hành án dân sự TP phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực tố tụng và thi hành án.
Đồng thời, gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả về Sở Tư pháp theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành về công tác bồi thường nhà nước để Sở Tư pháp theo dõi, tổng hợp báo cáo của UBND TP gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
Ngoài ra, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định và quy trình về chuyên môn, nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất các vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Hồng Thái
Nguồn KTĐT : https://kinhtedothi.vn/han-che-thap-nhat-vi-pham-lam-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-cua-nha-nuoc.html