Một chợ thực phẩm Tây Ban Nha. (Nguồn: Bloomberg)
Cụ thể, theo Eurostat, năm 2024, khoảng 93,3 triệu người ở EU tương đương 21% dân số có nguy cơ nghèo đói hoặc bị xã hội ruồng bỏ, khi những người này ghi nhận ít nhất một trong ba dấu hiệu sau: các vấn đề về thu nhập, thiếu thốn về vật chất hoặc xã hội, và tình trạng việc làm thấp.
Số liệu cũng cho hay, các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề đói nghèo nhất bao gồm Bulgaria, Romania, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Lithuania.
Trong khi đó, tỷ lệ người có nguy cơ đói nghèo thấp nhất được ghi nhận ở Cộng hòa Czech (11,3%), Slovenia (14,4%), Hà Lan (15,4%), Ba Lan (16,0%) và Ireland (16,7%).
Các số liệu được ghi nhận trong bối cảnh kinh tế châu Âu đã trong tình trạng trì trệ trong 2 năm, đặc biệt là do chi phí năng lượng tăng cao sau cuộc xung đột tại Ukraine.
Các doanh nghiệp trì hoãn đầu tư và các hộ gia đình cố gắng phục hồi tài sản do lạm phát cao.
Tình hình này đặt châu Âu vào thế bất lợi hơn trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, đồng EUR mạnh lên và niềm tin kinh doanh suy yếu.
Tháng 4/2025, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng hằng năm đối với Eurozone xuống còn 0,8% vào năm 2025, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, do lo ngại căng thẳng thương mại với Mỹ sẽ gây tổn hại cho châu Âu.
(theo Euro News)
Linh Chi