Hé lộ 'thuật ngữ ma' tồn tại 75 năm 'ám' vào các mô hình AI

Hé lộ 'thuật ngữ ma' tồn tại 75 năm 'ám' vào các mô hình AI
5 giờ trướcBài gốc
" Thuật ngữ ma" có tên "Vegetative electron microscopy" hay "Kính hiển vi điện tử thực vật" là một cụm từ không tồn tại trong khoa học, nhưng đã được nhắc tới trong hơn 100 bài báo học thuật suốt 75 năm qua. (Ảnh: Thanh niên Việt)
Thuật ngữ này xuất hiện do lỗi quét văn bản: trong một bài báo khoa học Pháp năm 1947, từ “microscope électronique” (kính hiển vi điện tử) bị ghép nhầm với phần tiêu đề về thực vật học. (Ảnh: Thanh niên Việt)
Khi bài báo được dịch sang tiếng Anh, phần lỗi này vẫn được giữ nguyên, dẫn tới cụm "plant electron microscopy" – và dần biến thể thành “kính hiển vi điện tử thực vật”. (Ảnh: Thanh niên Việt)
Các tạp chí học thuật chất lượng thấp (thường gọi là tạp chí săn mồi) đã sao chép lại cụm này trong nhiều nghiên cứu, góp phần hợp thức hóa sự tồn tại của nó. (Ảnh: Thanh niên Việt)
Các mô hình ngôn ngữ AI như GPT-3, GPT-4o hay Claude 3.5 được huấn luyện trên kho dữ liệu lớn từ internet – nơi có chứa cả thuật ngữ sai lệch này. (Ảnh: Thanh niên Việt)
Khi được hỏi, các AI này có thể giải thích “kính hiển vi điện tử thực vật” như thể nó là một công cụ nghiên cứu thực sự. (Ảnh: Thanh niên Việt)
Đây là ví dụ điển hình về “hóa thạch số” – những lỗi sai tồn tại vĩnh viễn trong không gian mạng và được lặp lại như thể chúng là sự thật. (Ảnh: Thanh niên Việt)
Các nhà khoa học cảnh báo rằng nếu không kiểm duyệt dữ liệu đầu vào, AI sẽ tiếp tục khuếch đại các lỗi sai như vậy, gây nguy hại cho tri thức khoa học trong tương lai. (Ảnh: Pivot to AI)
Mời quý độc giả xem thêm video: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? - AI có thống trị con người không?
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/he-lo-thuat-ngu-ma-ton-tai-75-nam-am-vao-cac-mo-hinh-ai-2101050.html