Hóa thạch hé lộ sở thích ăn thịt đồng loại của thương long

Hóa thạch hé lộ sở thích ăn thịt đồng loại của thương long
2 giờ trướcBài gốc
Thương long, loài bò sát biển tuyệt chủng thống trị những đại dương trên Trái Đất vào cuối kỷ Phấn Trắng, đã làm các nhà khoa học say mê từ khi chúng được phát hiện năm 1766 gần Maastricht, Hà Lan. Loài thằn lằn đáng sợ này là biểu tượng nổi tiếng của quá trình tiến hóa vĩ mô, cho thấy sự xuất hiện của một nhóm động vật hoàn toàn mới. Ảnh: Andrey Atuchin.
Nhà cổ sinh vật học Michael Polcyn ở Đại học Utrecht đã công bố nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến nay về quá trình tiến hóa ban đầu, sinh thái và tập tính kiếm mồi của loài thương long. Với sự hỗ trợ của công nghệ chụp ảnh tiên tiến, phát hiện của ông Polcyn cung cấp nhiều hiểu biết mới về nguồn gốc, mối quan hệ và hành vi của loài thằn lằn cổ đại khổng lồ. Ảnh: NRP.
Thương long lần đầu tiên xuất hiện trong môi trường biển cách đây khoảng 100 triệu năm, giống như tổ tiên của cá voi hiện đại. Trong lịch sử hơn 34 triệu năm, chúng tiến hóa thành động vật săn mồi nhanh nhẹn ở biển, lấp đầy các hốc sinh thái đa dạng. Ảnh: Thomas Miller (c) / Badlands Natural History Association.
Mặc dù từng thống trị đại dương nhưng chúng đã tuyệt chủng vào 66 triệu năm trước trong sự kiện đại tuyệt chủng do một vụ va chạm thiên thạch gây ra. Sự kiện này cũng đã "xóa sổ" loài khủng long. Ảnh: wikipedia.
Nghiên cứu của nhà khảo cổ Polcyn tập trung vào lịch sử tiến hóa ban đầu ít được biết đến của loài thương long. Thông qua sử dụng công nghệ chụp cắt lớp micro-CT scans, ông Polcyn đã kiểm tra lại các mẫu vật trong lịch sử và hóa thạch mới phát hiện. Ảnh: wikipedia.
Kết quả phân tích hé lộ nhiều chi tiết giải phẫu quan trọng, giúp giải đáp cuộc tranh luận về tổ tiên và quan hệ phát sinh chủng loại học của thương long. Ảnh: jurassicworlduniverse.
Nghiên cứu của nhà khảo cổ Polcyn xác nhận loài thương long có họ hàng gần với kỳ đà hơn là rắn như suy đoán trước đây. Ông cũng tiết lộ hành vi kiếm ăn của thương long. Một trong số những khám phá đáng chú ý nhất là một hóa thạch con thương long được khai quật từ Angola. Ảnh: dinosaurpictures.
Bên trong dạ dày của con vật trên chứa xác của 3 con thương long khác. Một con trong 3 con đó thuộc cùng loài với con thương long săn mồi. Tuy nhiên, ông Polcyn chưa thể kết luận chắc chắn thương long là loài ăn xác thối hay chủ động săn mồi. Ảnh: dinosaurpictures.
Trong một phân tích rộng hơn, nhà khảo cổ Polcyn nghiên cứu mô hình kiếm ăn và sự phân chia khu vực săn mồi trong suốt lịch sử tiến hóa của loài thương long. Bằng cách tích hợp dữ liệu từ mẫu hóa thạch toàn cầu kéo dài từ 92 đến 66 triệu năm trước, ông đã chứng minh loài thương long đã phân chia tài nguyên và điều chỉnh chiến lược kiếm ăn theo thời gian. Ảnh: dinosaurpictures.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (theo Interestingengineering)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hoa-thach-he-lo-so-thich-an-thit-dong-loai-cua-thuong-long-2063042.html