Năm 2025, Đại học Ngoại thương tuyển 4.180 chỉ tiêu. Ảnh: NTCC.
Đại học Ngoại thương vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Năm nay, trường tuyển 4.180 chỉ tiêu cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.
Trường dự kiến mức thu học phí năm học 2025-2026 dao động 25,5-85 triệu đồng/năm.
Chương trình tiên tiến i-Hons hợp tác với Đại học Queensland về Kinh doanh quốc tế và Phân tích dữ liệu kinh doanh có mức học phí cao nhất, lên tới 120 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, Đại học Ngoại thương cho biết sẽ cấp học bổng cho tất cả sinh viên, từ năm 2024 đến năm 2026. Học phí sau khi hỗ trợ còn khoảng 85 triệu đồng/năm.
Các chương trình tiêu chuẩn có mức học phí thấp hơn, dự kiến 25,5-27,5 triệu đồng/năm. Lộ trình tăng học phí không quá 10% một năm.
Mức học phí cụ thể như sau:
Năm nay, trường sử dụng 4 phương thức tuyển sinh, bao gồm: Xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT; xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025; xét tuyển sử dụng chứng chỉ đánh giá năng lực trong nước và quốc tế; xét tuyển thẳng theo quy định.
Với xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT, thí sinh có thể sử dụng kết quả học tập 3 môn theo các tổ hợp xét tuyển của trường; hoặc kết hợp học bạ với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bao gồm 2 nhóm thí sinh. Nhóm 1 là thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025, sẽ xét theo tổ hợp môn. Nhóm 2 là thí sinh xét kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Xét chứng chỉ đánh giá năng lực trong nước và quốc tế, học sinh có thể sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP.HCM. Điểm sàn lần lượt từ 100/150 và 850/1200, bằng năm ngoái.
Hoặc, các em có thể dùng điểm SAT (từ 1.380 điểm), ACT (từ 30 điểm), A-Level (điểm Toán đạt từ A) kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Năm ngoái, điều kiện với chứng chỉ SAT và ACT lần lượt là 1.260 và 27.
Trường cũng công bố bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và các giải học sinh giỏi quốc gia môn ngoại ngữ, dự kiến như sau:
Bảng quy đổi chứng chỉ quốc tế SAT, ACT:
Bảng quy đổi điểm trong chứng chỉ A-Level:
Trường lưu ý các mức điểm quy đổi của chứng chỉ quốc tế của trường có thể điều chỉnh trên cơ sở phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Năm 2024, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại có mức điểm cao nhất Đại học Ngoại thương, lên tới 28,5 điểm (tổ hợp gốc D01). Tiếp đến là mức 28,1 điểm, áp dụng với nhóm ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn và Marketing (tổ hợp gốc A00).
Hàng năm, Đại học Ngoại thương trích khoảng 37,5 tỷ đồng từ nguồn thu học phí và các nguồn thu khác để cấp học bổng khuyến khích học tập, hỗ trợ tài chính và các hoạt động của sinh viên nhằm thu hút nhân tài và đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đại học với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn...
Trường cũng có quỹ cho vay học bổng với định mức cho vay khoảng 15 triệu đồng/năm, lãi suất 0%, kéo dài tối đa 8 năm, dành cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập.
Ngọc Bích