Hội nghị một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi) – Các quy định về giám sát của HĐND

Hội nghị một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi) – Các quy định về giám sát của HĐND
17 giờ trướcBài gốc
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Hội nghị. Ảnh H.Ngọc
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Hội nghị. Ảnh H.Ngọc
Chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga.
Cùng dự có đại diện Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và đại diện Thường trực các Ủy ban: Pháp luật và Tư pháp, Kinh tế và Tài chính, Văn hóa và Xã hội; Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại… Và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Nghệ An.
Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình phát biểu. Ảnh H.Ngọc
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình nêu rõ, hội nghị được tổ chức với mong muốn tiếp tục được lắng nghe ý kiến của các đại biểu, nhằm có thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các kiến nghị, đề xuất thiết thực phục vụ việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hóa các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa những nội dung sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Hoàng Anh Công trình bày gợi ý một số nội dung cần tập trung thảo luận. Ảnh H.Ngọc
Nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Mai Bộ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Ngọc
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát là “thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động giám sát”. Bởi lẽ, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND; là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao hiệu quả công tác giám sát, bao gồm: việc sử dụng các công cụ, hệ thống và nền tảng số để thu thập, xử lý, phân tích thông tin, trao đổi thông tin và thực hiện các hoạt động giám sát một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc này cũng phù hợp với nhiệm vụ của Nghị quyết 57 – NQ/TW ngày 22/12/202 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Việt Trường phát biểu tại Hội nghị. Ảnh H.Ngọc
Điều 70, dự thảo Luật quy định, căn cứ nội dung giám sát chuyên đề trong chương trình giám sát, HĐND sẽ giao Thường trực HĐND, Ban của HĐND theo lĩnh vực phụ trách hoặc Tổ đại biểu HĐND giúp HĐND tổ chức giám sát và báo cáo kết quả giám sát để HĐND xem xét, thảo luận tại Kỳ họp, trên cơ sở đó, HĐND sẽ ban hành Nghị quyết về giám sát chuyên đề.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: H.Ngọc
Các đại biểu nhận định, quy định nêu trên đã bảo đảm phù hợp với đặc thù tính chất hoạt động của HĐND (gồm toàn thể đại biểu tại Kỳ họp) là thảo luận, tranh luận và biểu quyết theo đa số, thống nhất với khái niệm giám sát của HĐND là hoạt động giám sát diễn ra tại Kỳ họp; đồng thời sẽ thực hiện đúng quan điểm phân công, phân cấp, phát huy vai trò chuyên môn sâu của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các Tổ đại biểu HĐND; khi được giao, chủ thể này sẽ căn cứ yêu cầu thực tiễn mà lựa chọn hình thức giám sát phù hợp (tổ chức đoàn giám sát, tổ chức giải trình…) qua đó cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện nhất về nội dung giám sát chuyên đề để HĐND xem xét, quyết định.
Hoàng Ngọc
Nguồn Đại Biểu Nhân Dân : https://daibieunhandan.vn/hoi-nghi-mot-so-van-de-lon-tiep-thu-chinh-ly-du-thao-luat-hoat-dong-giam-sat-cua-quoc-hoi-va-hdnd-sua-doi-cac-quy-dinh-ve-giam-sat-cua-hdnd-10379845.html