Những con chuột mặc áo vest đang được sử dụng để đánh hơi các mặt hàng động vật hoang dã bị buôn bán trái phép. (Ảnh: Maria Anna Caneva Saccardo Caterina/Apopo/SWNS)
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã huấn luyện 8 con chuột túi châu Phi; tập cho chúng phát hiện ra hàng lậu, bao gồm sừng tê giác, vẩy tê tê, ngà voi… được giấu kín cùng nhiều đồ vật khác như tóc giả, lá cây, bột giặt và… đậu phộng.
Ban đầu, các chú chuột sẽ được thưởng một viên thức ăn nếu chúng bịt mũi trong 3 giây trên một mẩu vảy tê tê, sừng tê giác hoặc ngà voi. Hành động này được lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi 8 chú chuột hình thành phản xạ.
Trong các cuộc thực nghiệm mô phỏng, “đội quân” chuột được mặc những chiếc áo vest nhỏ màu đỏ gắn liền với dây xích. Phía trước là một máy cảm biến cho phép chuột sử dụng chân trước để nhấn vào, từ đó tạo ra cảnh báo cho người huấn luyện khi phát hiện ra hàng cấm.
Những con chuột được mặc những chiếc áo vest nhỏ màu đỏ gắn vào dây xích, có gắn máy bíp ở phía trước để chúng có thể dùng chân trước báo hiệu cho người xử lý khi phát hiện ra hàng lậu. (Ảnh: Maria Anna Caneva Saccardo Caterina/Apopo/SWNS)
Kết quả được Apopo công bố cho thấy, “biệt đội” chuột có khả năng phát hiện hoàn hảo tê tê, gỗ và sừng tê giác, thậm chí sau 8 tháng dừng tiếp xúc nhờ vào khả năng nhớ mùi rất lâu của mình. Tuy nhiên, khả năng của chúng đối với ngà voi lại không chính xác bằng.
Đáng chú ý, trong một thử nghiệm mô phỏng tương tự năm 2023 tại cảng Dar es Salaam (Tanzania), những chú chuột xác định thành công 85% mẫu động vật hoang dã bất hợp pháp.
Nghiên cứu này mở ra triển vọng mới trong cuộc chiến chống nạn buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng đang ngày càng diễn biến phức tạp hiện nay. Theo Interpol, thị trường sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp đem lại lợi nhuận lên tới 20 tỷ USD mỗi năm.
BÌNH AN (Theo TheGuardian)